1. Khi mua 1 bóng đèn dây tóc VD: 12V-10W chẳng hạn có cần phân biệt bóng đèn nào là dòng điện 1 chiều, bóng nào là dòng điện xoay chiều không? Tại sao? 2.Ampe kế mắc trên mạch điện xoay chiều cho ta giá trị gì của cường độ dòng điện 3. Trong phép đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của dòng điện 1 chiều và dòng điện xoay chiều bằng ampe kế và vôn kế có điểm gì khác biệt 4. Biết rằng lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. Giải thích vì sao nam châm điện bằng dòng điện xoay chiều lại luôn luôn hút vậy bằng sắt non 5. Có 2 ống dây trong có lõi sắt giống hệt nhau nhưng ống 1 được nối với dòng điện 1 chiều còn ống 2 được nối với nguồn điện xoay chiều. Hỏi 2 ống dây đó có thành nam châm điện không? Nếu có thì 2 nam châm đó có gì khác nhau? Tại sao?

1 câu trả lời

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Bài 1 :

-Chúng ta không cần phân biệt vì bóng đèn có thể sáng bình thường khi sử dụng hoặc nguồn điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều nên ta không cần phân biệt chúng là xoay chiều hay một chiều.

-Vì chúng ta thường sử dụng bóng đèn xoay chiều trong các mạch điện nên đa số là các bóng đèn xoay chiều

Bài 2:

Ampe kế mắc trên mạch điện xoay chiều cho ta giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện.

Bài 3:

Điểm khác nhau ở phép đo là:

+ Dòng điện một chiều: các số liệu hiện là ra là nhứng số chính xác và cố định

+ Dòng điện xoay chiều: số chỉ dao động liên tục quanh một giá trị cố định.

Bài 5:

+ 2 ống dây hoàn toàn có thể trở thành nam châm vì xung quanh cuộn dây có dòng điện chạy qua luôn có từ trường với đường sức từ tuân theo quy tắc nắm tay phải.

+ Tuy nhiên hai nam châm này khác nhau ở chỗ: dòng điện một chiều có chiều dòng điện không đổi do đó cuộn dây 1 có đường sức từ cố định. Còn dòng điện xoay chiều có dòng điện biến thiên liên tục theo thời gian do đó đổi chiều theo một chu kỳ nhất định và vì vậy mà đường sức từ cũng biến thiên theo thời gian.

+ Vậy cuộn (1) có là một nam châm có đường sức từ cố định và cuộn (2) có một từ trường biến thiên

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm