1) Giải thích tại sao khủng long bị tiêu diệt còn những bò sát cỡ nhỏ trong những điều kiện ấy lại vẫn tồn tại và sống sót cho đến ngày nay. 2) Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu 3) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

2 câu trả lời

Câu hỏi:

1) Giải thích tại sao khủng long bị tiêu diệt còn những bò sát cỡ nhỏ trong những điều kiện ấy lại vẫn tồn tại và sống sót cho đến ngày nay.

2) Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu

3) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

Trả lời+ Giải thích các bước giải:

Câu 1: Bài 40 ( Sinh học 7/130)

- Do sự thay đổi đột ngột về thời tiết từ nóng sang lạnh,.... -> không khí thay đổi với nhiều khói bụi, ánh sáng không xuyên tới mặt đất dẫn tới thực vật không quang hợp được, làm cạn kiệt nguồn thức ăn, khủng long kích thước to nên không có chỗ ẩn náu và bị tuyệt chủng.

- Những loài động vật kích thước nhỏ cần lượng thức ăn nhỏ , dễ dàng ẩn náu tránh rét nên không bị chết.

Câu 2: Bài 41 ( Sinh học 7/135)

Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu:

   - Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt lộn ra hình thành cơ quan giao phối tạm thời.

   - Thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/ lứa, trứng có vỏ đá vôi.

   - Trứng được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.

Câu 3: Bài 41 ( Sinh học 7/135)

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

   - Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

   - Chi trước trở thành cánh: để bay.

   - Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.

   - Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.

   - Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

   - Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.

   - Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh.

 

Câu 1:

+ Khủng long cỡ lớn có kích thước lớn nên khó ẩn nấp khi xảy ra các điều kiện bất lợi( thiên thạch, băng hà) và cần nhiều thức ăn

→ Dễ bị tiêu diệt khi điều kiện môi trường thay đổi

+ Các loài bò sát nhỏ dễ thích nghi hơn vì chúng dễ dàng ẩn nấp và kiếm thức ăn khi nguồn thức ăn cạn kiệt và khan hiếm.

Câu 2:Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu:

+ Chim trống: Không có cơ quan giao phối. Khi giao phối xoang huyệt lộn ra làm cơ quan giao phối tạm thời

+ Chim mái: chỉ có 1 buồng trứng, mỗi lần chỉ đẻ 2 trứng có vỏ đá vôi bao bọc.

+ Chim non mới nở được bao bọc 1 lớp lông tơ, nhỏ, yếu và được nuôi bằng sữa diều

Câu 3: Đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi của chim bồ câu với đời sống bay lượn:

+ Thân hình thoi, mỏ nhọn và cứng giúp giảm sức cản không khí khi bay

+ Chi trước trở thành cánh, di chuyển linh hoạt để cất cánh và bay
+ Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ và ít thấm nước giúp giảm trọng lượng cơ thể
+ Cánh và đuôi có lông ống cứng và có phiến lông rộng giúp tạo lực nâng khi vỗ cánh

+ Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không có răng
+ Cổ dài, đầu linh hoạt giúp quan sát tốt khi bay.
+ Chân có 3 ngón linh hoạt giúp bám chắc vào cành cây khi hạ cánh

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
8 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước