1. giải thích cấu tạo ngoài của chim bồ câu, thỏ thích nghi vs đời sống ? 2.tìm hiểu những động vật quý hiếm có ở địa phương em,nêu cách bảo vệ chúng? 3. a) giải thích sự tiến hóa của các hình thức sinh sản hữu tính? cho vd? b) ở động vật có những hình thức sinh sản nào?phân biệt các hình thức sinh sản đó? 4. xem lại các bài đa dạng của các loài động vật đã học giúp mình với ạ chiều mình thi rồi, tks mng nhiều

2 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

Câu 1:

 Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

- Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay

- Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

- Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh

- Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra

- Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể

- Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ

- Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

Cấu tạo ngoài của chim bồ câu, thỏ thích nghi vs đời sống đào hang và lẩn trốn kẻ thù:

- Bộ lông dày xốp → giữ nhiệt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậ

- Chi trước ngắn → Đào hang, di chuyển

- Chi sau dài, khỏe → Bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổ

- Mũi thính, lông xúc giác cảm giác xúc giác nhanh, nhạy → thăm dò thức ăn, phát hiện sớm kẻ thù, thăm dò môi trường

- Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động được theo các phía → định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù

Câu 3:

a. Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện:

+ Thụ tinh ngoài ( cá) => thụ tinh trong( thú)

+ Đẻ nhiều trứng ( cá) => đẻ ít trứng (chim) => đẻ con (thú)

+ Phôi phát triển có biến thái ( lưỡng cư) => phát triển trực tiếp không có nhau thai ( chim) => phát triển trực tiếp có nhau thai( thú)

+ Con non không được nuôi dưỡng (cá)  => con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ( thú) => được học tập thích nghi với cuộc sống (thú)

b.

Ở động vật có hai hình thức sinh sản chính. Đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế nào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau (mà do sự phân đôi cơ thể hoặc mọc chồi).

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

Câu 2:

Biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm:

- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật

- Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật

- Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.

- Không phá nơi ở của chúng.

- Trồng cây xanh.

- Ko ăn thịt và ko sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

giải thích cấu tạo ngoài của chim bồ câu:

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay: – Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay. ... – Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay. – Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

giải thích cấu tạo ngoài của thỏ:

đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ là :- Cơ thể phủ lông mao dày, xốp . - Chân có vuốt sắc, chân trước ngắn, chân sau dài, khỏe bật nhảy xa . -Mũi rất thính có lông xúc giác nhạy bén phối hợp với khứu giác . khô, vừa bảo vệ mắt

còn lại chịu EM vừa học lớp 5D

Câu hỏi trong lớp Xem thêm