1/ Em hãy đọc bài thơ Lượm của “Tố Hữu” , tóm tắt văn bản bằng văn xuôi và thực hiện các yêu cầu sau: a/ Em hãy viết đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm . b/ Em hãy kể chuyện về những tấm gương mưu trí dũng cảm của thanh niên Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ( một hoặc nhiều câu chuyện càng tốt ). 2/ Nhân hóa là gì ? Nêu các kiểu nhân hóa ? Em hãy viết đoạn văn từ 5 đến 10 dòng miêu tả về môi trường bị tàn phá, ô nhiễm như hiện nay , trong đó có dùng ít nhất 2 phép nhân hóa, chỉ rõ phép nhân hóa ấy và thuộc kiểu nhân hóa nào ?

2 câu trả lời

1,Bài thơ ca ngợi một cậu bé tham gia kháng chiến, say mê làm việc, trước khó khăn hiểm nguy em vẫn hồn nhiên vui vẻ.

Em đã anh dũng hi sinh trên cánh đồng lúa khi mang thư thượng khẩn ra ngoài mặt trận. Bài thơ đọng lại trong người đọc tình cảm yêu thương, cảm phục với em Lượm.

Cuối bài, hai khổ thơ như nhắc lại hình ảnh vui tươi, hồn nhiên của Lượm ở khổ thơ đầu, nhằm tái hiện trong người đọc một chú bé Lượm còn sống mãi.

Lượm - một con người nhỏ bé - đã hi sinh nhưng cái chết của em có ý nghĩa to lớn biết bao! Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ, làm xúc động lòng người bởi tinh thần yêu nước, say mê kháng chiến của một em bé liên lạc ở cái độ tuổi còn trẻ măng, hồn nhiên, vui tươi như con chim chích nhảy trên đường vàng.

Hình ảnh Lượm ngã xuống trên đồng lúa khi tay vẫn còn nắm chặt bông lúa cho thấy Lượm nói riêng và con người nói chung vẫn còn sống mãi với quê hương.

a,Lượm nhận bức thư thượng khẩn từ tay anh cán bộ rồi xin phép ra về. Ngoài mặt trận súng nổ vang trời, máy bay địch rè rè lượn trên bầu trời. Giữa trưa, đường làng vắng vẻ. Lúa trên đồng xanh mướt, đã bắt đầu trổ bông. Thấp thoáng trên cánh đồng xanh bạt ngàn tít tận chân trời là chiếc ca lô trắng của Lượm. Em băng qua đường, lội qua những cánh đồng đưa lá thư tới tay chỉ huy. Thế nhưng, bất ngờ một quả bom từ máy bay địch thả xuống. Đùng! Lượm ngã xuống. Chiếc ca lô văng ra xa. Khuôn mặt em lấm lem bùn đất, bộ quần áo nhuốm sắc đỏ tươi của máu. Đôi tay em nắm chặt bông lúa non còn thơm mùi sữa. Đôi mắt từ từ nhắm lại....Thôi rồi, Lượm ơi!

b, Tự làm theo ý mình nha bn

2,Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,...bằng hững từ ngữ vốn được gọi hoặc tả con người. Có 3 kiểu nhân hóa chính:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

- Trò chuyện xưng hô với vật như với con người

Ngày nay môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, mà nguyên nhân chính là do con người. Hàng năm có hơn mấy tỉ tấn rác thải đổ ra . Ôi ! thật k thể tin nổi ! Phải chăng chúng ta đang tự phá hủy môi trường - 1 người bạn của chúng ta?Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi và các chị gió cô mây cũng thấy khó chịu

Kiểu nhân hóa: Phải chăng chúng ta đang tự phá hủy môi trường - 1 người bạn của chúng ta ( Trò chuyện xưng hô với vật như với con người)

chị gió cô mây(Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.)

                             Vote cho tui nha, làm lâu lắm á:333

1 mik chịu

2.

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước
2 lượt xem
2 đáp án
1 ngày trước