1) em có nhận xét gì về luận cương chính trị so với cương lĩnh chính trị 2) đánh giá vai trò của NGUYỄN ÁI QUỐC trong việc thành lập CỘNG SẢN VNAM CÁC BẠN TRẢ LỜI NGẮN NHẤT CÓ THỂ GIÚP MÌNH NHA
2 câu trả lời
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc triệu tập thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
Nửa cuối năm 1929, đầu năm 1930, ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng (thành lập tháng 6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (thành lập tháng 10/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (thành lập tháng 1/1930). Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã chứng minh sự thắng thế của xu hướng cộng sản trong phong trào cách mạng Việt Nam.
Ba tổ chức cộng sản ra đời tiếp tục thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Các chi bộ của các tổ chức cộng sản đã trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng ở nhiều xí nghiệp, đồn điền. Từ tháng 4/1929 đến tháng 4/1930 có 43 cuộc bãi công của công nhân. Phong trào đã có sự phối hợp hành động thống nhất giữa các cuộc đấu tranh, giữa các địa phương trong cả nước.
Tuy nhiên, 3 tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, không có lợi cho cách mạng. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam, ngày 5/3/1930, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Khoảng tháng 5/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp hội nghị toàn quốc. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức ngay một Đảng Cộng sản. Các đại biểu khác đề nghị sau này hãy tổ chức. Nhóm Bắc Kỳ bỏ hội nghị ra về và tổ chức một đảng (Đông Dương). Một số khác, sau đó đã tổ chức một đảng khác (An Nam). Đó là mối bất hoà đầu tiên. Nhóm Bắc Kỳ tìm hết cách để phá hoại Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vì họ cho rằng: hội đó quá đông và cơ hội chủ nghĩa nên nó có thể làm lu mờ ảnh hưởng và công tác của Đảng Cộng sản trong quần chúng. Nhóm An Nam ra sức giữ cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tục hoạt động vì họ cho rằng: Hội có thể lợi dụng để tập họp tầng lớp trí thức và giai cấp tiểu tư sản. Đó là mối bất hoà thứ hai. Cả hai đều cố thống nhất nhau lại, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì càng hiểu lầm nhau bấy nhiêu và hố sâu ngăn cách ngày cũng rộng ra bấy nhiêu”(1)
Sự chia rẽ, mất đoàn kết đã làm phân tán sức mạnh chung của phong trào, điều này nếu để lâu sẽ không có lợi cho cách mạng. Yêu cầu của cách mạng Việt Nam lúc này phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.
Nắm được tình hình của cách mạng Đông Dương, với vai trò là một tổ chức lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Quốc tế Cộng sản đã chỉ thị cho những người cộng sản ở Đông Dương về việc phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản. Thư gửi những người cộng sản Đông Dương ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”(2).
Tài liệu nói trên của Quốc tế Cộng sản là một văn kiện chính trị rất quan trọng đối với những người cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, tài liệu này được bí mật gửi qua đường liên lạc của Đảng Cộng sản Pháp nên mãi đến tháng 2/1930 mới đến được Sài Gòn, chuyển cho Xứ ủy Nam Kỳ
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Xiêm. Người vẫn thường xuyên theo dõi tình hình của cách mạng Việt Nam. Sau khi nhận được tin tức về sự chia rẽ của cách mạng Việt Nam, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, song Nguyễn Ái Quốc đã chủ động lên đường đi Trung Quốc, viết thư gửi các tổ chức cộng sản để bàn về vấn đề hợp nhất. Trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản ngày 18/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23/12. Sau đó, tôi triệu tập các đại biểu của 2 nhóm Đông Dương và An Nam, chúng tôi họp vào ngày 6/1… Các đại biểu trở về An Nam ngày 8/2”(3).
Nhận được thư triệu tập của Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu của 2 tổ chức lập tức lên đường. Các đại biểu đều rất vui mừng vì nghĩ sẽ được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người mà tất cả đã “biết từ lâu nhưng chưa từng gặp mặt… Từ lâu, chúng tôi vẫn ao ước có một người mà ai cũng phải thừa nhận là vô tư, là hiểu biết sâu rộng về cách mạng hơn hẳn chúng tôi, để nhận xét và giúp chúng tôi giải quyết mọi vấn đề phức tạp. Người đó chính là đồng chí Vương….Chúng tôi đến Hương Cảng vào dịp Tết Canh Ngọ”(4).
Như vậy, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, song Nguyễn Ái Quốc bằng nhãn quan chính trị nhạy bén của mình đã chủ động triệu tập thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Sự thành công này không phải chỉ xuất phát từ cái danh là đại diện của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề của cách mạng Đông Dương mà còn xuất phát từ chính uy tín của bản thân đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Triệu tập thành công hội nghị là thắng lợi bước đầu để Hội nghị hợp nhất được diễn ra tốt đẹp.
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất
Việc hợp nhất là vấn đề phức tạp, bởi lẽ các tổ chức cộng sản trước đây đã nhiều lần họp bàn để hợp nhất nhưng đều không thành công. Các vấn đề như hợp nhất như thế nào? tổ chức nào còn, tổ chức nào mất? tên Đảng là gì? Đường lối ra sao? đều là những vấn đề rất nhạy cảm mà bản thân các tổ chức cộng sản không thể giải quyết được. Hội nghị hợp nhất cần phải có người đủ cả tâm, tầm, trí chủ trì để đưa hội nghị đi đến thành công.
Thực tế là Hội nghị hợp nhất đã diễn ra rất sôi nổi với sự tranh luận gay gắt giữa cả 2 nhóm đại biểu Đông Dương và An Nam. Theo đồng chí Nguyễn Thiệu- đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng tham dự Hội nghị hợp nhất thì những ý kiến đầu tiên của cả hai nhóm “cũng chỉ luẩn quẩn ở chỗ muốn đưa đồng chí Vương đến chỗ là quan tòa phán quyết những đúng sai”(5) của mỗi bên. Khi bàn đến vấn đề hợp nhất thì cũng không bên nào chịu bên nào. Bên này thì cho rằng bên kia tổ chức quá phức tạp, bên kia lại bảo bên này tổ chức vô nguyên tắc, hẹp hòi. Ngay tên Đảng là gì cũng xảy ra bất đồng chính kiến, “các đại biểu nhóm Đông Dương đề nghị giữ lại cái tên Đông Dương Cộng sản Đảng. Các đại biểu nhóm An Nam không đồng ý như vậy, cho rằng đó là cái tên của một nhóm cộng sản cũ rồi, không nên dùng lại làm gì”(6). Cuộc tranh luận giữa hai bên có lúc gay gắt tưởng chừng như lại tan vỡ đến nơi.
Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, trên cương vị là người chủ trì Hội nghị, bằng tài trí và kinh nghiệm hoạt động chính trị của mình, Người đã khéo léo tháo gỡ từng bất đồng, đưa Hội nghị đi đến thành công.
Về vấn đề hợp nhất như thế nào, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của cả hai bên. Đồng chí cho rằng: “Thực ra nhóm nào cũng có cái đúng, cũng có cái sai, nhưng mục đích của cuộc họp này không phải là để chỉ trích lẫn nhau… mà mục đích duy nhất của cuộc họp này là hợp nhất…. Muốn thu hút hết thảy những người, những nhóm người tình nguyện chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản vào một tổ chức cộng sản thống nhất thì bây giờ phải thành lập một Đảng Cộng sản mới, theo đúng đường lối, chủ trương của Quốc tế Cộng sản, có chính cương mới, điều lệ mới, sách lược mới”(7).
Về vấn đề tên Đảng, trước sự tranh luận gay gắt giữa hai bên, đồng chí Nguyễn Ái Quốc lại từ tốn phân tích: “Đông Dương là cái tên chỉ những nước ở trên bán đảo giữa Ấn Độ và Trung Quốc, như thế gồm có Miến Điện, Xiêm La, Mã Lai, Miên, Lào và ba kỳ của nước chúng ta; cho nên thường người ta muốn chỉ Miên, Lào và nước chúng ta thì dùng cái tên “Đông Dương thuộc Pháp” (Indochine Française); nhưng không ai dại gì mà dùng cái tên “Đảng Cộng sản Đông Dương thuộc Pháp”. An Nam là cái tên người Trung Quốc vẫn quen dùng từ lâu để gọi nước ta; nhưng hiện tại đối với người Pháp và thế giới, trên bản đồ, An Nam chỉ là Trung Kỳ. Rốt lại chỉ có cái tên Việt Nam là đúng hơn hết và thích hợp nhất. Đối với người Trung Quốc, cái tên Việt Nam cũng quen chẳng kém gì cái tên An Nam; đối với thế giới thì dần dần người ta cũng quen. Nước ta đang bị bọn đế quốc chiếm cứ, nhân dân ta phải có nhiều hành động quật khởi thì rồi người ta mới biết đến tên tuổi. Cái tên “Đảng Cộng sản Việt Nam” không còn lẫn vào đâu được, mọi người sẽ không còn nghĩ đến một tổ chức cũ nào cả.”(8).
Đồng chí còn phân tích thêm: Dầu sao cái tên Đảng vẫn không phải quan trọng hàng đầu, mà quan trọng hàng đầu chính là đường lối, chính sách, chủ trương và thành phần của Đảng. Nhưng vì rằng, mọi người dự cuộc họp đều tha thiết tìm cho Đảng một cái tên thật thích hợp, nên sau ý kiến đưa ra của các đại biểu quốc tế, các đại biểu hãy suy nghĩ thêm xem có tìm ra một cái tên nào tốt hơn không, và hôm sau sẽ tiếp tục bàn bạc.
Có thể nói rằng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc không chỉ đúng đắn khi đặt tên Đảng mà ngay cả cách chủ trì Hội nghị của Người cũng rất tinh tế, rất dân chủ. Người không lấy cái danh cấp trên là đại biểu của Quốc tế Cộng sản, cũng không lấy uy tín của người bề trên, tức là người thầy sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để quyết định các vấn đề. Người chỉ phân tích, gợi ý, để cho các bên cùng thảo luận. Chính cách điều hành hội nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã góp phần tạo nên sự thành công của Hội nghị hợp nhất. Sau ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu không ai còn ý kiến gì khác nữa. Tất cả đều nhất trí với đề xuất của Người.
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp soạn thảo những văn kiện quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam
Thống nhất về tên Đảng là một vấn đề quan trọng song cũng chưa quan trọng bằng việc thống nhất về đường lối chính trị của Đảng. Trong bối cảnh cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, sự thống nhất về đường lối chính trị cấp thiết hơn sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức. Hội nghị hợp nhất đã thống nhất thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắt tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, nội dung của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên đã bao quát được những vấn đề chiến lược và sách lược đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh xác định: phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ cơ bản của tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng là đánh đổ đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, sớm hình thành tư tưởng phân hóa giai cấp địa chủ phong kiến, tập trung đánh đế quốc và Việt gian tay sai, giải phóng dân tộc. Về lực lượng cách mạng, trên cơ sở lấy giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chính do giai cấp công nhân lãnh đạo, mở rộng đoàn kết với các giai cấp, các tầng lớp và toàn thể dân tộc. Về phương pháp cách mạng đó là sử dụng sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân để lật đổ ách thống trị của đế quốc, tay sai, lập nên chính phủ cộng hòa. Về mối quan hệ với cách mạng thế giới, Cương lĩnh xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Về vai trò của Đảng lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng tuy vắn tắt nhưng đã xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh đã giải quyết nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp trên lập trường của giai cấp công nhân. Độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.
Điều đáng chú ý ở chỗ, trong nội dung bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên có nhiều điểm khác biệt so với đường lối của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ. Đó là sự khác biệt trong giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp, chống đế quốc và chống phong kiến; Vấn đề đánh giá khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công nhân và nông dân; Vấn đề về tên Đảng.
Nếu như Quốc tế Cộng sản đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp, coi giai cấp tư sản và phong kiến nói chung đều là cừu địch của cách mạng, Đảng phải là đảng chung của 3 nước Đông Dương, tên Đảng phải là Đảng Cộng sản Đông Dương. Thì Nguyễn Ái Quốc lại cho rằng, ở Việt Nam, nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được đặt lên hàng đầu, cách mạng chỉ chủ trương đánh đổ bọn tư sản và phong kiến tay sai phản động, còn lại phải “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ về phe vô sản giai cấp”(9), ngay cả đối phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ phản cách mạng thì cũng phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Đối với vấn đề tên Đảng, Người tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, vẫn giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia song chỉ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những sự khác biệt trên đây giữa Nguyễn Ái Quốc và Quốc tế Cộng sản xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Song điều đặc biệt ở chỗ những tư tưởng của Người luôn là nhất quán trước, trong và sau Hội nghị hợp nhất, chứ không phải là do Nguyễn Ái Quốc vì chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản mà có sự khác biệt trên. Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Quốc tế Cộng sản, Người không chỉ nắm rõ đường lối của Quốc tế Cộng sản mà còn hiểu rất rõ những khó khăn gặp phải khi những quyết định của mình khác biệt với đường lối của Quốc tế Cộng sản. Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc vẫn chủ trương như vậy, bởi lẽ Người hiểu rằng những nội dung trên đều là những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc thành bại của cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc chấp nhận sự phê phán thậm chí là kỷ luật của cấp trên, bởi đối với Người “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đó là tất cả những gì tôi biết, đó là tất cả những gì tôi hiểu”. Sau Hội nghị hợp nhất, “do sự hạn chế về nhận thức lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, nên trong một số văn kiện của Đảng đã có những ý kiến nhận xét không đúng về tư tưởng và hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Thực tế lịch sử sau này đã cho thấy, những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là đúng đắn, những ý kiến phê phán Nguyễn Ái Quốc lúc ấy là sai lầm”(10).
Như vậy có thể thấy rằng, vai trò của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1 đến 7/2/1930) là hết sức to lớn. Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được rất nhiều những thành công to lớn. Đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tổng Phú Trọng đã khẳng định “Chưa bao giờ chúng ta có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín quốc tế như ngày nay”. Chứng kiến sự phát triển của đất nước, chúng ta lại càng thấy được vai trò to lớn của Đảng, tầm quan trọng của sự kiện Đảng ra đời và công lao to lớn của của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tại Hội nghị hợp nhất này./.
thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc triệu tập thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
Nửa cuối năm 1929, đầu năm 1930, ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng (thành lập tháng 6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (thành lập tháng 10/1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (thành lập tháng 1/1930). Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã chứng minh sự thắng thế của xu hướng cộng sản trong phong trào cách mạng Việt Nam.
Ba tổ chức cộng sản ra đời tiếp tục thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Các chi bộ của các tổ chức cộng sản đã trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng ở nhiều xí nghiệp, đồn điền. Từ tháng 4/1929 đến tháng 4/1930 có 43 cuộc bãi công của công nhân. Phong trào đã có sự phối hợp hành động thống nhất giữa các cuộc đấu tranh, giữa các địa phương trong cả nước.
Tuy nhiên, 3 tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, không có lợi cho cách mạng. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam, ngày 5/3/1930, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Khoảng tháng 5/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp hội nghị toàn quốc. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức ngay một Đảng Cộng sản. Các đại biểu khác đề nghị sau này hãy tổ chức. Nhóm Bắc Kỳ bỏ hội nghị ra về và tổ chức một đảng (Đông Dương). Một số khác, sau đó đã tổ chức một đảng khác (An Nam). Đó là mối bất hoà đầu tiên. Nhóm Bắc Kỳ tìm hết cách để phá hoại Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vì họ cho rằng: hội đó quá đông và cơ hội chủ nghĩa nên nó có thể làm lu mờ ảnh hưởng và công tác của Đảng Cộng sản trong quần chúng. Nhóm An Nam ra sức giữ cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tục hoạt động vì họ cho rằng: Hội có thể lợi dụng để tập họp tầng lớp trí thức và giai cấp tiểu tư sản. Đó là mối bất hoà thứ hai. Cả hai đều cố thống nhất nhau lại, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì càng hiểu lầm nhau bấy nhiêu và hố sâu ngăn cách ngày cũng rộng ra bấy nhiêu”(1)
Sự chia rẽ, mất đoàn kết đã làm phân tán sức mạnh chung của phong trào, điều này nếu để lâu sẽ không có lợi cho cách mạng. Yêu cầu của cách mạng Việt Nam lúc này phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.
Nắm được tình hình của cách mạng Đông Dương, với vai trò là một tổ chức lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Quốc tế Cộng sản đã chỉ thị cho những người cộng sản ở Đông Dương về việc phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản. Thư gửi những người cộng sản Đông Dương ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương”(2).
Tài liệu nói trên của Quốc tế Cộng sản là một văn kiện chính trị rất quan trọng đối với những người cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, tài liệu này được bí mật gửi qua đường liên lạc của Đảng Cộng sản Pháp nên mãi đến tháng 2/1930 mới đến được Sài Gòn, chuyển cho Xứ ủy Nam Kỳ
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Xiêm. Người vẫn thường xuyên theo dõi tình hình của cách mạng Việt Nam. Sau khi nhận được tin tức về sự chia rẽ của cách mạng Việt Nam, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, song Nguyễn Ái Quốc đã chủ động lên đường đi Trung Quốc, viết thư gửi các tổ chức cộng sản để bàn về vấn đề hợp nhất. Trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản ngày 18/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23/12. Sau đó, tôi triệu tập các đại biểu của 2 nhóm Đông Dương và An Nam, chúng tôi họp vào ngày 6/1… Các đại biểu trở về An Nam ngày 8/2”(3).
Nhận được thư triệu tập của Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu của 2 tổ chức lập tức lên đường. Các đại biểu đều rất vui mừng vì nghĩ sẽ được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người mà tất cả đã “biết từ lâu nhưng chưa từng gặp mặt… Từ lâu, chúng tôi vẫn ao ước có một người mà ai cũng phải thừa nhận là vô tư, là hiểu biết sâu rộng về cách mạng hơn hẳn chúng tôi, để nhận xét và giúp chúng tôi giải quyết mọi vấn đề phức tạp. Người đó chính là đồng chí Vương….Chúng tôi đến Hương Cảng vào dịp Tết Canh Ngọ”(4).
Như vậy, mặc dù chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, song Nguyễn Ái Quốc bằng nhãn quan chính trị nhạy bén của mình đã chủ động triệu tập thành công Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Sự thành công này không phải chỉ xuất phát từ cái danh là đại diện của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề của cách mạng Đông Dương mà còn xuất phát từ chính uy tín của bản thân đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Triệu tập thành công hội nghị là thắng lợi bước đầu để Hội nghị hợp nhất được diễn ra tốt đẹp.
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc chủ trì thành công Hội nghị hợp nhất
Việc hợp nhất là vấn đề phức tạp, bởi lẽ các tổ chức cộng sản trước đây đã nhiều lần họp bàn để hợp nhất nhưng đều không thành công. Các vấn đề như hợp nhất như thế nào? tổ chức nào còn, tổ chức nào mất? tên Đảng là gì? Đường lối ra sao? đều là những vấn đề rất nhạy cảm mà bản thân các tổ chức cộng sản không thể giải quyết được. Hội nghị hợp nhất cần phải có người đủ cả tâm, tầm, trí chủ trì để đưa hội nghị đi đến thành công.
Thực tế là Hội nghị hợp nhất đã diễn ra rất sôi nổi với sự tranh luận gay gắt giữa cả 2 nhóm đại biểu Đông Dương và An Nam. Theo đồng chí Nguyễn Thiệu- đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng tham dự Hội nghị hợp nhất thì những ý kiến đầu tiên của cả hai nhóm “cũng chỉ luẩn quẩn ở chỗ muốn đưa đồng chí Vương đến chỗ là quan tòa phán quyết những đúng sai”(5) của mỗi bên. Khi bàn đến vấn đề hợp nhất thì cũng không bên nào chịu bên nào. Bên này thì cho rằng bên kia tổ chức quá phức tạp, bên kia lại bảo bên này tổ chức vô nguyên tắc, hẹp hòi. Ngay tên Đảng là gì cũng xảy ra bất đồng chính kiến, “các đại biểu nhóm Đông Dương đề nghị giữ lại cái tên Đông Dương Cộng sản Đảng. Các đại biểu nhóm An Nam không đồng ý như vậy, cho rằng đó là cái tên của một nhóm cộng sản cũ rồi, không nên dùng lại làm gì”(6). Cuộc tranh luận giữa hai bên có lúc gay gắt tưởng chừng như lại tan vỡ đến nơi.
Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, trên cương vị là người chủ trì Hội nghị, bằng tài trí và kinh nghiệm hoạt động chính trị của mình, Người đã khéo léo tháo gỡ từng bất đồng, đưa Hội nghị đi đến thành công.
Về vấn đề hợp nhất như thế nào, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của cả hai bên. Đồng chí cho rằng: “Thực ra nhóm nào cũng có cái đúng, cũng có cái sai, nhưng mục đích của cuộc họp này không phải là để chỉ trích lẫn nhau… mà mục đích duy nhất của cuộc họp này là hợp nhất…. Muốn thu hút hết thảy những người, những nhóm người tình nguyện chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản vào một tổ chức cộng sản thống nhất thì bây giờ phải thành lập một Đảng Cộng sản mới, theo đúng đường lối, chủ trương của Quốc tế Cộng sản, có chính cương mới, điều lệ mới, sách lược mới”(7).
Về vấn đề tên Đảng, trước sự tranh luận gay gắt giữa hai bên, đồng chí Nguyễn Ái Quốc lại từ tốn phân tích: “Đông Dương là cái tên chỉ những nước ở trên bán đảo giữa Ấn Độ và Trung Quốc, như thế gồm có Miến Điện, Xiêm La, Mã Lai, Miên, Lào và ba kỳ của nước chúng ta; cho nên thường người ta muốn chỉ Miên, Lào và nước chúng ta thì dùng cái tên “Đông Dương thuộc Pháp” (Indochine Française); nhưng không ai dại gì mà dùng cái tên “Đảng Cộng sản Đông Dương thuộc Pháp”. An Nam là cái tên người Trung Quốc vẫn quen dùng từ lâu để gọi nước ta; nhưng hiện tại đối với người Pháp và thế giới, trên bản đồ, An Nam chỉ là Trung Kỳ. Rốt lại chỉ có cái tên Việt Nam là đúng hơn hết và thích hợp nhất. Đối với người Trung Quốc, cái tên Việt Nam cũng quen chẳng kém gì cái tên An Nam; đối với thế giới thì dần dần người ta cũng quen. Nước ta đang bị bọn đế quốc chiếm cứ, nhân dân ta phải có nhiều hành động quật khởi thì rồi người ta mới biết đến tên tuổi. Cái tên “Đảng Cộng sản Việt Nam” không còn lẫn vào đâu được, mọi người sẽ không còn nghĩ đến một tổ chức cũ nào cả.”(8).
Đồng chí còn phân tích thêm: Dầu sao cái tên Đảng vẫn không phải quan trọng hàng đầu, mà quan trọng hàng đầu chính là đường lối, chính sách, chủ trương và thành phần của Đảng. Nhưng vì rằng, mọi người dự cuộc họp đều tha thiết tìm cho Đảng một cái tên thật thích hợp, nên sau ý kiến đưa ra của các đại biểu quốc tế, các đại biểu hãy suy nghĩ thêm xem có tìm ra một cái tên nào tốt hơn không, và hôm sau sẽ tiếp tục bàn bạc.
Có thể nói rằng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc không chỉ đúng đắn khi đặt tên Đảng mà ngay cả cách chủ trì Hội nghị của Người cũng rất tinh tế, rất dân chủ. Người không lấy cái danh cấp trên là đại biểu của Quốc tế Cộng sản, cũng không lấy uy tín của người bề trên, tức là người thầy sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để quyết định các vấn đề. Người chỉ phân tích, gợi ý, để cho các bên cùng thảo luận. Chính cách điều hành hội nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã góp phần tạo nên sự thành công của Hội nghị hợp nhất. Sau ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, các đại biểu không ai còn ý kiến gì khác nữa. Tất cả đều nhất trí với đề xuất của Người.
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp soạn thảo những văn kiện quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam
Thống nhất về tên Đảng là một vấn đề quan trọng song cũng chưa quan trọng bằng việc thống nhất về đường lối chính trị của Đảng. Trong bối cảnh cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, sự thống nhất về đường lối chính trị cấp thiết hơn sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức. Hội nghị hợp nhất đã thống nhất thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắt tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, nội dung của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên đã bao quát được những vấn đề chiến lược và sách lược đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh xác định: phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ cơ bản của tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng là đánh đổ đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, sớm hình thành tư tưởng phân hóa giai cấp địa chủ phong kiến, tập trung đánh đế quốc và Việt gian tay sai, giải phóng dân tộc. Về lực lượng cách mạng, trên cơ sở lấy giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chính do giai cấp công nhân lãnh đạo, mở rộng đoàn kết với các giai cấp, các tầng lớp và toàn thể dân tộc. Về phương pháp cách mạng đó là sử dụng sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân để lật đổ ách thống trị của đế quốc, tay sai, lập nên chính phủ cộng hòa. Về mối quan hệ với cách mạng thế giới, Cương lĩnh xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Về vai trò của Đảng lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng tuy vắn tắt nhưng đã xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh đã giải quyết nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp trên lập trường của giai cấp công nhân. Độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.
Điều đáng chú ý ở chỗ, trong nội dung bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên có nhiều điểm khác biệt so với đường lối của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ. Đó là sự khác biệt trong giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp, chống đế quốc và chống phong kiến; Vấn đề đánh giá khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công nhân và nông dân; Vấn đề về tên Đảng.
Nếu như Quốc tế Cộng sản đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp, coi giai cấp tư sản và phong kiến nói chung đều là cừu địch của cách mạng, Đảng phải là đảng chung của 3 nước Đông Dương, tên Đảng phải là Đảng Cộng sản Đông Dương. Thì Nguyễn Ái Quốc lại cho rằng, ở Việt Nam, nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được đặt lên hàng đầu, cách mạng chỉ chủ trương đánh đổ bọn tư sản và phong kiến tay sai phản động, còn lại phải “hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ về phe vô sản giai cấp”(9), ngay cả đối phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ phản cách mạng thì cũng phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Đối với vấn đề tên Đảng, Người tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, vẫn giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia song chỉ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những sự khác biệt trên đây giữa Nguyễn Ái Quốc và Quốc tế Cộng sản xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Song điều đặc biệt ở chỗ những tư tưởng của Người luôn là nhất quán trước, trong và sau Hội nghị hợp nhất, chứ không phải là do Nguyễn Ái Quốc vì chưa nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản mà có sự khác biệt trên. Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Quốc tế Cộng sản, Người không chỉ nắm rõ đường lối của Quốc tế Cộng sản mà còn hiểu rất rõ những khó khăn gặp phải khi những quyết định của mình khác biệt với đường lối của Quốc tế Cộng sản. Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc vẫn chủ trương như vậy, bởi lẽ Người hiểu rằng những nội dung trên đều là những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc thành bại của cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc chấp nhận sự phê phán thậm chí là kỷ luật của cấp trên, bởi đối với Người “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đó là tất cả những gì tôi biết, đó là tất cả những gì tôi hiểu”. Sau Hội nghị hợp nhất, “do sự hạn chế về nhận thức lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, nên trong một số văn kiện của Đảng đã có những ý kiến nhận xét không đúng về tư tưởng và hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Thực tế lịch sử sau này đã cho thấy, những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là đúng đắn, những ý kiến phê phán Nguyễn Ái Quốc lúc ấy là sai lầm”(10).
Như vậy có thể thấy rằng, vai trò của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1 đến 7/2/1930) là hết sức to lớn. Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được rất nhiều những thành công to lớn. Đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tổng Phú Trọng đã khẳng định “Chưa bao giờ chúng ta có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín quốc tế như ngày nay”. Chứng kiến sự phát triển của đất nước, chúng ta lại càng thấy được vai trò to lớn của Đảng, tầm quan trọng của sự kiện Đảng ra đời và công lao to lớn của của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tại Hội nghị hợp nhất này