1) Địa phương em thường nuôi những động vật nào ? 2) Các động vật nuôi ở địa phương em có những ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế ? 3) Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ. THANKS

2 câu trả lời

Câu 3 :

* Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:

    - Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột.

    - Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây độc hại cho sinh vật.

    - Hiệu quả kinh tế.

    - Đảm bảo đa dạng sinh học.

   * Hạn chế:

    - Thiên địch cần có điều kiện sống phù hợp. Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam,sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.

    - Thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Thiên địch không triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vât gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.

    - Một số thiên địch vừa có ích, vừa có hại: chim sẻ bắt sau hại nhưng cũng ăn lúa, mạ mới gieo.

Câu 1 :

Nhìn chung các địa phương Việt Nam đều nuôi những loài gia súc (trâu, bò, lợn, chó, mèo ...), gia cầm (gà, vịt, ngan ...), cá, tôm, ba ba, lươn. Các hình thức nuôi tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đinh và từng địa phương. Có trường hợp thì chăn thả để con vật tự kiếm ăn và cho ăn thêm. Có trường hợp nuôi nhốt trong chuồng trại và cung cấp toàn bộ thức ăn cho vật nuôi.

Câu 2 :

Ý nghĩa kinh tế của các vật nuôi ở các địa phương chủ yếu là :

    - Trâu bò cung cấp sức kéo (cày bừa, kéo xe…) và để lấy thịt, sữa, có giá trị kinh tế.

    - Lợn là nguồn cung cấp thịt chủ yếu .

    - Chó mèo là vật nuôi trong nhà: chó giữ nhà và cung cấp thịt, mèo để diệt chuột

    - Gà, vịt, ngan, ngỗng: cung cấp thịt và trứng .

    - Cá, tôm là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế.

   Ngoài ra, ở một số vùng nhân dân còn nuôi một số động vật khác: dê, hươu, gấu, ba ba, lươn, rắn và chim cảnh….với mục đích cung cấp thực phẩm đặc sản có giá trị hoặc để làm cảnh, làm dược liệu ...

Chúc bạn học tốt !

 

1,Nhìn chung các địa phương Việt Nam đều nuôi những loài gia súc (trâu, bò, lợn, chó, mèo…), gia cầm (gà, vịt, ngan…), cá, tôm, ba ba, lươn. Các hình thức nuôi tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đinh và từng địa phương. Có trường hợp thì chăn thả để con vật tự kiếm ăn và cho ăn thêm. Có trường hợp nuôi nhốt trong chuồng trại và cung cấp toàn bộ thức ăn cho vật nuôi.

2,

Ý nghĩa kinh tế của các vật nuôi ở các địa phương chủ yếu là :

    - Trâu bò cung cấp sức kéo (cày bừa, kéo xe…) và để lấy thịt, sữa, có giá trị kinh tế.

    - Lợn là nguồn cung cấp thịt chủ yếu .

    - Chó mèo là vật nuôi trong nhà: chó giữ nhà và cung cấp thịt, mèo để diệt chuột

    - Gà, vịt, ngan, ngỗng: cung cấp thịt và trứng .

    - Cá, tôm là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế.

   Ngoài ra, ở một số vùng nhân dân còn nuôi một số động vật khác: dê, hươu, gấu, ba ba, lươn, rắn và chim cảnh….với mục đích cung cấp thực phẩm đặc sản có giá trị hoặc để làm cảnh, làm dược liệu ...

3,

  • Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:
    • Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột
    • Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây độc hại cho sinh vật
    • Hiệu quả kinh tế
    • Đảm bảo đa dạng sinh học
  • Hạn chế:
    • Thiên địch cần có điều kiện sống phù hợp. Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam,sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
    • Thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Thiên địch không triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vât gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
  • Một số thiên địch vừa có ích, vừa có hại: chim sẻ bắt sau hại nhưng cũng ăn lúa, mạ mới gieo.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm