1. Đặc điểm tiến hoá về cơ quan di chuyển của giới động vật ? 2. Đặc điểm về các hình thức sinh sản hữu tính ?

2 câu trả lời

1. Đặc điểm tiến hoá về cơ quan di chuyển của giới động vật ?

Trả lời :

- Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau như bò, đi, chạy, nhảy, bơi, bay, … phụ thuộc vào tập tính và môi trường sống của chúng.

- Ví dụ: 

+ Vịt trời: đi chạy, bơi, bay.

+ Gà lôi: đi chạy, bay.

+ Hươu: đi chạy.

+ Châu chấu: bò, bay, nhảy đồng thời bằng 2 chân sau.

+ Vượn: leo trèo, chuyền cành bằng cách cầm nắm, đi chạy.

+ Giun đất: bò.

+ Dơi: bay.

+ Kanguru: nhảy đồng thời bằng 2 chân sau.

+ Cá chép: bơi.

2. Đặc điểm về các hình thức sinh sản hữu tính ?

Trả lời :

- Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) ⇒phôi.

- Hình thức sinh sản hữu tính ưu thế hơn so với hình thức sinh sản vô tính.

- Có 2 hình thức sinh sản hữu tính:

+ Thụ tinh ngoài: trứng thụ tinh ngoài cơ thể mẹ (cá, ếch, trai sông, …).

+ Thụ tinh trong: trứng thụ tinh bên trong cơ thể mẹ (thằn lằn, chim, thỏ, …).

CHÚC BẠN HC TỐT~~~~

1.

  Trong quá trình phát triển giới Động vật, sự hoàn chỉnh cơ quan vận động di chuyển thể hiện ở sự phức tạp hóa các chi thành những bộ phận khớp động với nhau  để đảm bảo sự cử động phong phú của chi. Sự phân hóa các chi đảm nhiệm các chức năng khác nhau (chân bò, chân nhảy ở châu chấu) đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả. Sự hoàn thiện cơ quan di chuyển ở Động vật có xương sống giúp thích nghi với các hình thức di chuyển ở những điều kiện sống khác nhau

2, hình thức sinh sản có ưu thế hơn hình thức sinh sản vô tính

- Sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). Trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.

+ Trứng được thụ tinh ngoài cơ thể mẹ là thụ tinh ngoài (cá, ếch…)

+ Trứng được thụ tinh trong cơ thể mẹ là thụ tinh trong (thằn lằn, chim, thỏ…)

Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài vì thụ tinh trong cho hiệu suất thụ tinh cao hơn và con non được bảo vệ trong cơ thể mẹ