1. Pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước
Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng
Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng cần xác định
* Pha dung dịch nồng độ mol/l (CM):
Từ muối A, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy pha chế V (ml) dung dịch A nồng độ CM
Bước 1: Tính số mol chất tan có trong dung dịch cần pha chế:
Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/lít nên thể tích dung dịch phải đổi về lít, sau đó tính số mol theo công thức:
n = CM . V
Bước 2: Từ số mol suy ra khối lượng chất tan (m) cần lấy để pha chế.
Bước 3: Thể tích dung dịch chính là thể tích nước cần dùng để pha chế.
Kết luận: vậy cần lấy m gam A hòa tan vào V (ml) nước cất để tạo thành V (ml) dung dịch A có nồng độ CM
* Pha dung dịch nồng độ phần trăm:
Từ muối B, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế m gam dung dịch B có nồng độ C%.
Bước 1: Tính khối lượng chất tan cần pha chế: ${{m}_{1}}={{m}_{ct}}=\frac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}$
Bước 2: Tính khối lượng nước cần pha chế:
Cần nhớ công thức tính khối lượng dung dịch: mdung dịch = mdung môi + mchất tan
=> m2 = mnước = mdung dịch - mchất tan
Kết luận: Vậy cần lấy m1 gam chất B hòa tan vào m2 gam nước để thu được m gam dung dịch B có nồng độ C%.
2. Pha loãng hoặc cô đặc một dung dịch theo nồng độ cho trước
a) Đặc điểm:
- Khi pha loãng, nồng độ dung dịch giảm. Còn cô đặc, nồng độ dung dịch tăng.
- Dù pha loãng hay cô đặc, khối lượng chất tan luôn luôn không thay đổi.
b) Cách làm:
- Vì khối lượng chất tan không đổi dù pha loãng hay cô đặc nên:
+ Đối với bài tập nồng độ %: mdd(1) . C%(1) = mdd(2) . C%(2)
+ Đối với bài tập nồng độ mol: Vdd(1) . CM (1) = Vdd(2) . CM (2)
Tổng quát: Pha V2 (ml) dung dịch A có nồng độ CM2 (M) từ dung dịch A có nồng độ CM1 (M)
Bước 1: Tính toán
- Tìm số mol chất tan có trong V2 (ml) dung dịch A nồng độ CM2 (M):
n = CM2.V2
- Vì pha loãng dung dịch là thêm nước cất => số mol chất tan là không thay đổi.
- Tính thể tích dung dịch A nồng độ CM1 (M):
${{V}_{1}}~=\frac{n}{{{C}_{M1}}}$
=> Thể tích nước cần thêm là: Vnước = V2 – V1
Bước 2: Pha chế dung dịch