- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
- Số proton là số đặc trưng của nguyên tố hóa học.
2. KÍ HIỆU HÓA HỌC
- Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng 1 hoặc 2 chữ cái, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa gọi là kí hiệu hóa học.
- Cách viết kí hiệu hóa học:
+ Chữ cái thứ nhất viết in hoa. Ví dụ: Cacbon: C; hiđro: H; oxi: O
+ Chữ cái thứ hai (nếu có) viết in thường. Ví dụ: Fe; Na
Ví dụ: + Nguyên tố Natri được kí hiệu : Na
+ Nguyên tố Oxi được kí hiệu: O
- Theo quy ước, mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử nguyên tố đó
Ví dụ: muốn chỉ hai nguyên tử hiđro viết 2 H.
3. NGUYÊN TỬ KHỐI
- Nguyên tử có khối lượng vô cùng nhỏ bé, nếu tính bằng gam thì số quá nhỏ và không tiện sử dụng.
Ví dụ: khối lượng của 1 nguyên tử C bằng 1,9926.10-23 gam (số nhỏ và cồng kềnh gây khó khăn cho việc tính toán)
=> do đó người ta quy ước: Lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị cacbon (viết tắt là đvC)
1 đvC = $\frac{1}{12}$ khối lượng nguyên tử C
Ví dụ:
C = 12 đvC
H = 1 đvC
O = 16 đvC
Ca = 40 đvC
- Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
- Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
* Cách ghi nhớ nguyên tử khối: Mỗi ngày học thuộc 5 nguyên tố trong bảng
4. CÓ BAO NHIÊU NGUYÊN TỐ HÓA HỌC?
- Có trên 110 nguyên tố (trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là các nguyên tố nhân tạo, được tổng hợp từ phòng thí nghiệm).
- Các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ Trái đất không đồng đều: Oxi là nguyên tố phổ biến nhất, chiếm 49,4% về khối lượng, sau đó là silic (25,8%),…