Câu hỏi:
2 năm trước

Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận để cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

Sáng sớm 16 – 9 - 1950, các đơn vị

quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18 – 9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê lâm vào tình thế bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4. Để yểm trợ cho cuộc rất quan này, Pháp huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. Đoán trước được ý định của địch, quân ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên Đường số 4 khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm (8 – 10 – 1950) và ngày 13 – 10 – 1950, rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh.

Quân Pháp trở nên hoảng loạn, phải rút chạy, Đường số 4 được giải phóng ngày 22 – 10 – 1950.

Phối hợp với mặt trận Biên giới, quân ta đã hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, Tây Bắc, Đường số 6, Đường số 12, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hoà Bình (4 – 11 – 1950). Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản.

Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 136 – 138)

Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: d

Ở Đông Khê, lực lượng quân địch ít, Đông Khê lại nằm giữa Thất Khê và Cao Bằng (hai nơi tập trung quân lớn của quân Pháp). Ở Đông Khê, có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp => Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam. Trên thực tế, lựa chọn đánh Đông Khê đầu tiên là quyết định vô cùng đúng đắn của ta.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào kiến thức địa lí, kết hợp với thông tin được cung cấp để giải thích

Câu hỏi khác

Câu 1:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội. Ðộng lực của giải phóng và phát triển đã đem lại thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười; đã tạo ra sức mạnh cho chính quyền Xô-viết vượt qua vòng vây của các thế lực đế quốc thù địch; đã tập hợp hàng trăm triệu quần chúng lao động cống hiến hết mình trong sự nghiệp biến ước mơ về một xã hội không còn bóc lột, áp bức thành hiện thực; đã chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, mở rộng chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới.

Con đường Tháng Mười cũng đã dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên như những dòng thác giải phóng đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó nhiều nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh Tháng Mười và con đường xã hội chủ nghĩa cũng đã buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, quyền công dân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... Với tất cả các sự thật ấy, Cách mạng Tháng Mười Nga và sản phẩm trực tiếp của nó là chủ nghĩa xã hội được khẳng định là sự kiện và nhân tố có tác động sâu xa nhất, quyết định nhất đối với tiến trình lịch sử thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.

PGS.TS.Nguyễn Viết Thảo
(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

Sự kiện nào được coi là nhân tố có tác động quyết định nhất tới tiến trình lịch sử thế kỉ XX?

67 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 2:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội. Ðộng lực của giải phóng và phát triển đã đem lại thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười; đã tạo ra sức mạnh cho chính quyền Xô-viết vượt qua vòng vây của các thế lực đế quốc thù địch; đã tập hợp hàng trăm triệu quần chúng lao động cống hiến hết mình trong sự nghiệp biến ước mơ về một xã hội không còn bóc lột, áp bức thành hiện thực; đã chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, mở rộng chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới.

Con đường Tháng Mười cũng đã dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên như những dòng thác giải phóng đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó nhiều nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh Tháng Mười và con đường xã hội chủ nghĩa cũng đã buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, quyền công dân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... Với tất cả các sự thật ấy, Cách mạng Tháng Mười Nga và sản phẩm trực tiếp của nó là chủ nghĩa xã hội được khẳng định là sự kiện và nhân tố có tác động sâu xa nhất, quyết định nhất đối với tiến trình lịch sử thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.

PGS.TS.Nguyễn Viết Thảo
(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động như  thế nào đến chủ nghĩa tư bản?

116 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 3:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội. Ðộng lực của giải phóng và phát triển đã đem lại thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười; đã tạo ra sức mạnh cho chính quyền Xô-viết vượt qua vòng vây của các thế lực đế quốc thù địch; đã tập hợp hàng trăm triệu quần chúng lao động cống hiến hết mình trong sự nghiệp biến ước mơ về một xã hội không còn bóc lột, áp bức thành hiện thực; đã chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, mở rộng chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới.

Con đường Tháng Mười cũng đã dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên như những dòng thác giải phóng đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó nhiều nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh Tháng Mười và con đường xã hội chủ nghĩa cũng đã buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, quyền công dân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... Với tất cả các sự thật ấy, Cách mạng Tháng Mười Nga và sản phẩm trực tiếp của nó là chủ nghĩa xã hội được khẳng định là sự kiện và nhân tố có tác động sâu xa nhất, quyết định nhất đối với tiến trình lịch sử thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.

PGS.TS.Nguyễn Viết Thảo
(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

Cách mạng tháng Mười Nga đã ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?

73 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 4:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguồn: Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc, NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Tháng 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ bao nhiêu của Liên hợp quốc?

68 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 5:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguồn: Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc, NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về ý nghĩa của sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Liên hợp quốc?

72 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 6:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguồn: Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc, NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Từ khi gia nhập Liên hợp quốc, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong:

69 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 7:

Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.

Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.

(Nguồn Lịch sử 11, trang 155)

Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?

72 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước