Câu hỏi:
2 năm trước

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển?

(1) Đề huề lưng túi gió trăng

Sau chân theo một vài thằng con con.

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

(2) Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khoẻ Phù Đổng”.

(3) Dù ai nói ngả nói nghiêng

Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.

(Ca dao)

(4) Buồn trông nội cỏ dàu dàu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: b

- Từ “chân” trong câu số (1) được dùng với nghĩa gốc chỉ một bộ phận dưới cùng trên cơ thể người hoặc động vật dùng để đi, đứng, chạy, nhảy,…

- Từ “chân” trong câu số (2) được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, chỉ việc một ai đó giữ một vị trí trong một tổ chức, hội nhóm nào đó.

- Từ “chân” trong câu số (3) được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, dựa trên điểm chung của chân người, động vật với chân kiềng đó là đều là phần tiếp giáp cuối cùng với mặt đất, có thể giữ cho phần phía trên được thăng bằng.

- Từ “chân” trong câu số (4) được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ dựa trên điểm chung của chân người, động vật với chân mây đều là phần tiếp giáp cuối cùng với mặt đất.

Hướng dẫn giải:

Xem lại lí thuyết về Sự phát triển nghĩa của từ vựng.

Câu hỏi khác