Trong bình kín (ở 210oC) đựng hỗn hợp A (gồm 2 ankin X và Y là đồng đẳng liên tiếp, MX < MY). Thêm một lượng không khí vừa đủ (khi đó áp suất trong bình đạt 0,81 atm) rồi bật tia lửa điện để đốt cháy hết X và Y rồi đưa bình về 210oC, thấy áp suất trong bình = 0,836 atm. Biết trong không khí chứa 80% thể tích N2, còn lại là O2. CTPT của Y là
Trả lời bởi giáo viên
Ở 210oC, nước ở thể hơi => coi như là 1 khí gây áp suất trong bình
Vì lượng không khí dùng vừa đủ => hỗn hợp sau phản ứng gồm CO2, H2O và N2
Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol
=> nankin = nCO2 – nH2O => nankin = a – b
Bảo toàn O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O => nO2 = a + 0,5b
Trong không khí: nN2 = 4.nO2 = 4a + 2b
=> nhh trước pứ = nankin + nO2 + nN2 = a – b + a + 0,5b + 4a + 2b = 6a + 1,5b
nhh sau phản ứng = nCO2 + nH2O + nN2 = a + b + 4a + 2b = 5a + 3b
Từ công thức $pV = n.R.T{\rm{ }} = > \frac{{{p_t}}}{{{p_s}}} = \frac{{{n_t}}}{{{n_s}}}\,\, = > \,\,\frac{{0,81}}{{0,836}} = \frac{{6a + 1,5b}}{{5a + 3b}}\,\, = > \,a = 1,21b$
=> nankin = a – b = 1,21b – b = 0,21b mol
=> số C trung bình = nCO2 / nankin = 1,21 / 0,21 = 5,76
=> 2 ankin X và Y là C5H8 và C6H10
Hướng dẫn giải:
+) Gọi nCO2 = a mol; nH2O = b mol
+) nankin = nCO2 – nH2O => nankin = a – b
+) Bảo toàn O: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O
+) nhh trước pứ = nankin + nO2 + nN2
+) nhh sau phản ứng = nCO2 + nH2O + nN2
Từ công thức $pV = n.R.T{\rm{ }} = > \frac{{{p_t}}}{{{p_s}}} = \frac{{{n_t}}}{{{n_s}}}\,\,$