Một nguyên tử X có số hạt mang điện chiếm 63,04% tổng số hạt và số khối của X là 63. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
Trả lời bởi giáo viên
X có số hạt mang điện chiếm 63,04% tổng số hạt \( \Rightarrow \dfrac{{p + e}}{{p + e + n}}.100\% = 63,04\% \)
Mà p=e \( \Rightarrow \dfrac{{2p}}{{2p + n}}.100\% = 63,04\% (1)\)
Số khối của X là 63 ⇒ p + n = 63 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ p=29, n=34
Cấu hình electron của X (p=29): 1s22s22p63s23p63d104s1
- Số thứ tự ô: 29
- Chu kì 4 vì có 4 lớp electron
- Nhóm B vì electron cuối cùng điền vào phân lớp 3d. Số thứ tự của nhóm là I ⇒ Nhóm IB
Chú ý trường hợp đặc biệt: Các nguyên tố có cấu hình nguyên tử bán bão hòa và bão hòa:
+ Cr (Z=24) 1s22s22p63s23p63d44s2 chuyển thành 1s22s22p63s23p63d54s1
+ Cu (Z=29) 1s22s22p63s23p63d94s1 chuyển thành 1s22s22p63s23p63d104s1
Hướng dẫn giải:
* Tìm các hạt của X dựa vào giả thiết
* Từ giá trị hạt proton viết cấu hình electron của nguyên tử X
* Từ cấu hình electron suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn
- Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tửu của nguyên tố thuộc chu kì
- Xác định số thứ tự nhóm:
+ Nhóm A có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns1-2 hoặc ns2np1-6: số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó
+ Nhóm B có cấu hình electron lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng dạng (n-1)s1-10ns1-2: số thứ tự của nhóm bằng tổng số electron thuộc hai phân lớp (n-1)d và ns. Nếu tổng số electron của nguyên tử là 8, 9, 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm VIIIB; là 11 thì thuộc nhóm IB; là 12 thì thuộc nhóm IIB
Giải thích thêm:
Trường hợp đặc biệt: Các nguyên tố có cấu hình nguyên tử bán bão hòa và bão hòa:
+ Cr (Z=24) 1s22s22p63s23p63d44s2 chuyển thành 1s22s22p63s23p63d54s1
+ Cu (Z=29) 1s22s22p63s23p63d94s1 chuyển thành 1s22s22p63s23p63d104s1