Kim loại M thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, là một thành phần dinh dưỡng quan trọng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa M có thể dẫn đến sỏi thận. Cho 0,8 gam M tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 0,4958 lít khí đo ở 25oC và 1 bar. Cho số hiệu nguyên tử của Ca, K và Mg lần lượt là 20, 19 và 12. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Trả lời bởi giáo viên
PTHH: \(M + 2HCl \to MC{l_2} + {H_2}\)
Từ phương trình => \({n_M} = {n_{{H_2}}} = \dfrac{{0,4958}}{{24,79}} = 0,02\)mol => M=\(\dfrac{{0,8}}{{0,02}} = 40\)=> M là Ca (A đúng)
Ca (Z=20): 1s22s22p63s23p64s2 => Ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA
K (Z=19): 1s22s22p63s23p64s1 => Ô số 19, chu kì 4, nhóm IA
Mg (Z=12): 1s22s22p63s2 => Ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA
Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần => K có tính kim loại mạnh hơn Ca
Trong một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần => Ca có tính kim loại mạnh hơn Mg
=> Thứ tự tính kim loại tăng dần là Mg<Ca<K (B đúng)
Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần => Ca có độ âm điện lớn hơn K
Trong một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần => Mg có độ âm điện lớn hơn Ca
=> Thứ tự độ âm điện giảm dần là Mg>Ca>K (C sai)
Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của hydroxide giảm dần => KOH có tính base mạnh hơn Ca(OH)2 (D đúng)
Hướng dẫn giải:
Tính toán theo PTHH tìm M
Áp dụng sự biến đổi tuần hoàn trong một chu kì, một nhóm