Hỗn hợp E gồm sáu trieste X, Y, Z, T, P, Q đều có cùng số mol (MX < MY = MZ < MT = MP < MQ). Đun nóng hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol mạch hở F và 29,52 gam hỗn hợp G gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho toàn bộ F vào bình đựng Na dư, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng lên thêm 10,68 gam và có 4,032 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Số nguyên tử cacbon có trong Q là
Trả lời bởi giáo viên
E + NaOH → muối G + ancol F
Xét ancol F
F là ancol 3 chức nên F + Na → 3/2 H2
Ta có nH2 = 0,18 mol → nF = 0,12 mol
Khối lượng bình Na tăng là mbình tăng = mG – mH2 = 10,68 → mG = 10,68 + 0,18.2 = 11,04 g
→MF = 92 → F là C3H8O3( glixerol)
Xét muối G có
nG = 3nF = 3.0,12 =0,36 mol
→MG = 29,52 : 0,36 = 82 → G có CTTB là RCOONa thì MR = 15
→ G có một muối là HCOONa
Vì E gồm các este có cùng số mol và este được tạo từ 2 axit → 2 muối có số mol bằng nhau và bằng 0,36/2=0,18 mol. Gọi muối còn lại là RCOONa
→ 0,18.68 + 0,18.(R+67) = 29,52 → R = 29
→ Muối còn lại là C2H5COONa
→ X tạo bởi (HCOO)3C3H5
Y và Z là 2 đồng phân của este tạo bởi (HCOO)2(C2H5COO)C3H5
T và P là 2 đồng phân của (HCOO)(C2H5COO)2C3H5
Q là (C2H5COO)3C3H5
Hướng dẫn giải:
Xét ancol F
F là ancol 3 chức nên F + Na → 3/2 H2
Ta có nH2 = 0,18 mol → nF = 0,12 mol
Khối lượng bình Na tăng là mbình tăng = mG – mH2 = 10,68 → mG = 10,68 + 0,18.2 = 11,04 g
→MF = 92 → F là C3H8O3( glixerol)
Xét muối G có
nG = 3nF = 3.0,12 =0,36 mol
→MG = 29,52 : 0,36 = 82 → G có CTTB là RCOONa thì MR = 15
→ G có một muối là HCOONa
Từ đó biện luận ra muối còn lại