Hòa tan hết 2,3 gam hỗn hợp có chứa kim loại barium và hai kim loại kiềm kế tiếp nhau trong nhóm IA của bảng tuần hoàn vào nước, thu được dung dịch X và 611 ml khí (25oC và 1 bar). Nếu thêm 1,278 gam Na2SO4 vào dung dịch X và khuấy đều thì sau khi phản ứng kết thúc, nước lọc vẫn còn ion Ba2+. Nếu thêm 1,491 gam Na2SO4 vào dung dịch X và khuấy đều thì sau khi phản ứng kết thúc, nước lọc có mặt ion SO42-. Hai kim loại kiềm là
Trả lời bởi giáo viên
Ở 25oC và 1 bar, số mol của khí H2 là \(\dfrac{{0,611}}{{24,79}} \simeq 0,025\)mol
Kí hiệu hai kim loại kiềm kế tiếp là M
PTHH:
\(\begin{array}{l}Ba + 2{H_2}O \to Ba{(OH)_2} + {H_2}\\2M + 2{H_2}O \to 2MOH + {H_2}\\Ba{(OH)_2} + N{a_2}S{O_4} \to BaS{O_4} + 2NaOH\end{array}\)
Khi thêm 1,278 gam Na2SO4 (0,009 mol) do sau khi phản ứng kết thúc nước lọc vẫn còn Ba2+ => Ba2+ dư => Số mol Ba = Số mol Ba2+ > 0,009 mol
Khi thêm 1,491 gam Na2SO4 (0,0105 mol) vào dung dịch X và khuấy đều thì sau khi phản ứng kết thúc, nước lọc có mặt ion SO42- => SO42- dư => Số mol Ba = Số mol Ba2+ < 0,0105 mol
Gọi số mol của Ba và M lần lượt là a mol và b mol
=> 0,009 <a<0,0105 (*)
Dựa vào khối lượng hỗn hợp: 137a + Mb =2,3 (1)
Dựa vào số mol H2: a + 0,5b = 0,025 (2)
Từ (2)=>a=0,025–0,5b (mol) thay vào (*) ta được 0,009<0,025-0,5b<0,0105
=> 0,029<b<0,032 (**)
(1) => 137.(0,025-0,5b) + Mb = 2,3 => b = \(\dfrac{{1,125}}{{68,5 - M}}\)thay vào (**)
=> 0,029<\(\dfrac{{1,125}}{{68,5 - M}}\)<0,032 => 29,71<M<33,34 => Hai kim loại thỏa mãn là sodium (Na, M=23) và potassium (K, M=39)