Câu hỏi:
2 năm trước

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN- Associaton Southeast Asian Nations) ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX.

Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời, họ cũng muosn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy.

Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và những thành công của Khối thị trường chung Châu Âu có tác động cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.

Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xinh-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.

Mục tiêu của ASEAn là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác cung giwuax các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.Sự khởi sắc của ASEAn được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, gọi tắt là Hiệp ước Ba-li.

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) với ASEAN được cải thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về vấn đề Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.

Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.

ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Brunay gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18-7-1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mi-an-ma (1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).

Tháng 11-2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.

Trong số các sáng lập ASEAN, những nước nào thuộc Đông Nam Á hải đảo?

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: c

Những nước sáng lập ASEAN có 4 nước thuộc Đông Nam Á hải đảo bao gồm: Indonexia, Philipin, Malayxia, Singapo, chỉ có Thái Lan thuộc Đông Nam Á lục địa

Hướng dẫn giải:

liên hệ, suy luận

Câu hỏi khác

Câu 1:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội. Ðộng lực của giải phóng và phát triển đã đem lại thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười; đã tạo ra sức mạnh cho chính quyền Xô-viết vượt qua vòng vây của các thế lực đế quốc thù địch; đã tập hợp hàng trăm triệu quần chúng lao động cống hiến hết mình trong sự nghiệp biến ước mơ về một xã hội không còn bóc lột, áp bức thành hiện thực; đã chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, mở rộng chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới.

Con đường Tháng Mười cũng đã dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên như những dòng thác giải phóng đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó nhiều nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh Tháng Mười và con đường xã hội chủ nghĩa cũng đã buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, quyền công dân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... Với tất cả các sự thật ấy, Cách mạng Tháng Mười Nga và sản phẩm trực tiếp của nó là chủ nghĩa xã hội được khẳng định là sự kiện và nhân tố có tác động sâu xa nhất, quyết định nhất đối với tiến trình lịch sử thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.

PGS.TS.Nguyễn Viết Thảo
(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

Sự kiện nào được coi là nhân tố có tác động quyết định nhất tới tiến trình lịch sử thế kỉ XX?

67 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 2:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội. Ðộng lực của giải phóng và phát triển đã đem lại thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười; đã tạo ra sức mạnh cho chính quyền Xô-viết vượt qua vòng vây của các thế lực đế quốc thù địch; đã tập hợp hàng trăm triệu quần chúng lao động cống hiến hết mình trong sự nghiệp biến ước mơ về một xã hội không còn bóc lột, áp bức thành hiện thực; đã chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, mở rộng chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới.

Con đường Tháng Mười cũng đã dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên như những dòng thác giải phóng đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó nhiều nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh Tháng Mười và con đường xã hội chủ nghĩa cũng đã buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, quyền công dân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... Với tất cả các sự thật ấy, Cách mạng Tháng Mười Nga và sản phẩm trực tiếp của nó là chủ nghĩa xã hội được khẳng định là sự kiện và nhân tố có tác động sâu xa nhất, quyết định nhất đối với tiến trình lịch sử thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.

PGS.TS.Nguyễn Viết Thảo
(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động như  thế nào đến chủ nghĩa tư bản?

117 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 3:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội. Ðộng lực của giải phóng và phát triển đã đem lại thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười; đã tạo ra sức mạnh cho chính quyền Xô-viết vượt qua vòng vây của các thế lực đế quốc thù địch; đã tập hợp hàng trăm triệu quần chúng lao động cống hiến hết mình trong sự nghiệp biến ước mơ về một xã hội không còn bóc lột, áp bức thành hiện thực; đã chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, mở rộng chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới.

Con đường Tháng Mười cũng đã dẫn dắt các dân tộc khắp năm châu vùng lên như những dòng thác giải phóng đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân và đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó nhiều nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh Tháng Mười và con đường xã hội chủ nghĩa cũng đã buộc chủ nghĩa tư bản không thể tiếp tục tồn tại như trước, mà phải điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, quyền công dân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... Với tất cả các sự thật ấy, Cách mạng Tháng Mười Nga và sản phẩm trực tiếp của nó là chủ nghĩa xã hội được khẳng định là sự kiện và nhân tố có tác động sâu xa nhất, quyết định nhất đối với tiến trình lịch sử thế kỷ XX đầy biến động vừa qua.

PGS.TS.Nguyễn Viết Thảo
(Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

Cách mạng tháng Mười Nga đã ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?

73 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 4:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguồn: Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc, NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Tháng 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ bao nhiêu của Liên hợp quốc?

69 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 5:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguồn: Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc, NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về ý nghĩa của sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Liên hợp quốc?

73 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 6:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguồn: Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc, NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Từ khi gia nhập Liên hợp quốc, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong:

69 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 7:

Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.

Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.

(Nguồn Lịch sử 11, trang 155)

Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?

73 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước