Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng oxi vừa đủ thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,2M thu được dung dịch Y và 32,55 gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:
Trả lời bởi giáo viên
Tính được nBa(OH)2= nKOH= 0,2 mol; nBaSO3= 0,15 mol
Dung dịch Y + NaOH → Kết tủa →chứng tỏ Y có Ba(HSO3)2
Vậy sau phản ứng có các muối BaSO3, Ba(HSO3)2, KHSO3
(Không thể có K2SO3 hoặc kiềm dư vì chúng đối kháng với Ba(HSO3)2)
Các phương trình hóa học:
2FeS2 + 11/2 O2 → Fe2O3+ 4SO2 (1)
SO2+ Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (2)
0,15 0,15 0,15 mol
2SO2 + Ba(OH)2 →Ba(HSO3)2 (3)
0,1 ← (0,2-0,15) mol
SO2+ KOH → KHSO3 (4)
0,2 0,2 mol
Tổng số mol SO2 là 0,15 + 0,1+ 0,2= 0,45mol
Theo PT (1): nFeS2= 0,5. nSO2=0,225 mol → mFeS2= 0,225. 120 = 27 gam
Hướng dẫn giải:
Tính được nBa(OH)2= nKOH= 0,2 mol; nBaSO3= 0,15 mol
Dung dịch Y + NaOH → Kết tủa →chứng tỏ Y có Ba(HSO3)2
Vậy sau phản ứng có các muối BaSO3, Ba(HSO3)2, KHSO3
(Không thể có K2SO3 hoặc kiềm dư vì chúng đối kháng với Ba(HSO3)2)
Các phương trình hóa học:
2FeS2 + 11/2 O2 → Fe2O3+ 4SO2 (1)
SO2+ Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (2)
2SO2 + Ba(OH)2 →Ba(HSO3)2 (3)
SO2+ KOH → KHSO3 (4)
→Tổng số mol SO2 → Số mol FeS2