Câu hỏi:
1 năm trước

Cho X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y hoặc 0,16 mol peptit Z đều thu được số mol CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E (chứa X, Y và 0,16 mol Z; số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: a

Do đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y hoặc 0,16 mol peptit Z đều thu được số mol CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol nên các peptit đều có chung dạng.

Đặt công thức chung peptit là CnH2n+2+m-2mNmOm+1

nCO2 – nH2O = npeptit nên ta có: n – (n+1-0,5m) = 1 => m = 4

Vậy X, Y, Z là các tetrapeptit.

Các peptit được tạo bởi Ala và Val nên ta có thể quy đổi thành:

CONH, CH2, H2O. Gọi số mol của peptit là a (mol) => nCONH = 4a (vì hỗn hợp là các tetrapeptit)

\(69,8(g)E\left\{ \begin{gathered}
CONH:4a \hfill \\
C{H_2}:b \hfill \\
{H_2}O:a \hfill \\
\end{gathered} \right. + NaOH \to 101,04(g)\,muoi\left\{ \begin{gathered}
{\text{COO}}Na:4a \hfill \\
N{H_2}:4a \hfill \\
C{H_2}:b \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

mE = 43.4a + 14b + 18a = 69,8

m muối = 67.4a + 16.4a + 14b = 101,04

Giải hệ thu được a = 0,22 và b = 2

Đặt nAlaNa = x mol và nValNa = y mol

m muối = 111x + 139y = 101,04

nN = x + y = 4a = 0,88

Giải thu được x = 0,76 mol và y = 0,12

Số mắt xích Ala trung bình = 0,76 : 0,22 = 3,5 => Z là Ala4

Số mắt xích Val trung bình = 0,12 : 0,22 = 0,5 => X là Val4

E gồm:

X: Val4

Y: AlakVal4-k

Z: Ala4 (0,16 mol)

+ Nếu k = 3

X: Val4

Y: Ala3Val

Z: Ala4 (0,16 mol)

Bảo toàn mắt xích Ala được nY = (0,76 – 0,16.4)/3 = 0,04 mol

=> nX = nE – nY – nZ = 0,22 – 0,04 – 0,16 = 0,02 thỏa mãn nX < nY

=> mX = 0,02.(117.4 – 18.3) = 8,28 gam

=> %mX = 8,28/69,8.100% = 11,86% gần nhất với 12%

Xét tương tự với k = 1 và k = 2 thấy không thỏa mãn nX < nY

Hướng dẫn giải:

Do đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y hoặc 0,16 mol peptit Z đều thu được số mol CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol nên các peptit đều có chung dạng.

Đặt công thức chung peptit là CnH2n+2+m-2mNmOm+1

nCO2 – nH2O = npeptit nên ta có: n – (n+1-0,5m) = 1 => m = 4

Vậy X, Y, Z là các tetrapeptit.

Các peptit được tạo bởi Ala và Val nên ta có thể quy đổi thành: CONH, CH2, H2O.

Câu hỏi khác