Cho 3,6 gam Mg, Al vào dung dịch H2SO4 dư. Sau phản ứng thu được V (l) khí ở đktc. Hỏi V nằm trong khoảng nào?
Trả lời bởi giáo viên
PTHH: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 (1)
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (2)
* Giả sử hỗn hợp chỉ có Mg ⟹ mMg = 36 (g) ⟹ \({n_{Mg}} = \frac{{{m_{Mg}}}}{{{M_{Mg}}}} = \frac{{3,6}}{{24}} = 0,15\,(mol)\)
Theo PTHH (1): nH2 = nMg = 0,15 (mol) ⟹ VH2(đktc) = 0,15.22,4 = 3,36 (lít)
* Giả sử hỗn hợp chỉ có Al \( \Rightarrow {n_{Al}} = \frac{{3,6}}{{27}} = \frac{2}{{15}}(mol)\)
Theo PTHH (2): nH2 = nFe = \({n_{{H_2}}} = \frac{3}{2}{n_{Al}} = \frac{3}{2}.\frac{2}{{15}} = 0,2\,(mol)\)
⟹ VH2(đktc) = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)
Vậy khoảng giá trị của \(V\) là: 3,36 (l) < \(V\)<4,48 (l)
Hướng dẫn giải:
* Giả sử hỗn hợp chỉ có Mg
* Giả sử hỗn hợp chỉ có Al
Tính lượng H2 mỗi trường hợp.
Vì hh ban đầu chứa cả Mg và Al nên: lượng H2 do Al tạo ra < lượng H2 thực tế < lượng H2 do Mg tạo ra
Biện luận chất rắn thu được theo tính toán với theo đề bài cho mỗi trường hợp để xem trường hợp nào thỏa mãn.