Các câu “Tấc đất, tấc vàng" và "Đất nào cây ấy, mùa nào thức ấy” nói lên điều gì?
Trả lời bởi giáo viên
Phân tích các câu tục ngữ trên:
- “Tấc đất tấc vàng” nói lên điều kiện quan trọng, cần thiết của đất đối với sản xuất nông nghiệp (trồng trọt). Trong sản xuất nông nghiệp đất trồng là tư liệu sản xuất không thể thay thế, không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai.
- “Đất nào cây ấy, mùa nào thức ấy” : Cây trồng vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí (phụ thuộc vào khí hậu) và chất dinh dưỡng (đất trồng). Mỗi loại cây trồng vật nuôi có sự sinh trưởng phát triển phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nhất định. Các đặc điểm khí hậu và đất trồng có sự khác nhau ở mỗi khu vực, khí hậu thay đổi theo thời gian
=> Do vậy, mỗi loài cây sẽ phân bố trên những loại đất khác nhau, phù hợp với các đặc điểm khí hậu nhất định.
Ví dụ.
+ Đất badan và khí hậu cận xích đạo nắng nóng phù hợp cho canh tác cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới như cà phê, hồ tiêu, điều.
+ Khí hậu cận nhiệt, mát mẻ thích hợp với cây chè.
+ Đất phù sa màu mỡ ở vùng đồng bằng châu thổ thuận lợi cho thâm canh cây lúa nước và cây hoa màu, lương thực ngắn ngày….
=> Điều này thể hiện rằng sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Đáp án B, C chưa thể hiện đầy đủ nội dung câu tục ngữ.
Hướng dẫn giải:
- “Tấc đất tấc vàng” nói lên điều kiện quan trọng, cần thiết của đất đối với sản xuất nông nghiệp (trồng trọt)
- “Đất nào cây ấy, mùa nào thức ấy” nói lên mỗi loại cây trồng vật nuôi phát triển phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nhất định.