CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ
Bài 2: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Kiến thức cũ có liên quan |
Kiến thức mới trong bài cần hình thành |
- Thành phần cấu tạo nguyên tử - Dấu điên tích electron, proton |
- Sự tìm ra electron, hạt nhân, proton, nơtron - Cụ thể đặc điểm các loại hạt trong nguyên tử: Điện tích, khối lượng... |
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được :
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
- Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.
- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
2.Kĩ năng:
- So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.
- So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
II. TRỌNG TÂM;
Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích)
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Mô hình thí nghiệm mô phỏng của Tom-xơn phát hiện ra tia âm cực và của Rơ-đơ-pho khám phá ra hạt nhân nguyên tử
*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Nguyên tử được tạo nên từ những loại hạt nào? Chúng ta đã học ở lớp 8. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về điện tích, khối lượng, kích thước của chúng
b. Triển khai bài
4. Củng cố:
·Cho học sinh đọc lại bảng 1/8 sách giáo khoa.
·1, 2/trang 9 SGK và 6/trang 4 sách BT
5. Dặn dò:
·3,4,5/trang 9/SGK và 1.1,1.2, 1.5/3 và 4 sách BT.
·Làm câu hỏi trắc nghiệm.
·Chuẩn bị bài 2
Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................