Với giải Câu hỏi trang 31 Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Câu hỏi trang 31 Lịch Sử 11: Đọc thông tin và quan sát Hình 2, trình bày quá trình các nước thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á hải đảo.
Lời giải:
- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Malắcca (Malaixia), mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.
- Tại Philíppin:
+ Từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị. Thực dân Tây Ban Nha áp đặt hệ thống hành chính mới với trung tâm là Ma-ni-la, cùng với đó là sự mở rộng của Thiên Chúa giáo và nền văn hóa, giáo dục chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha.
+ Năm 1898, Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Philíppin. Quân Mỹ đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa khiến hàng trăm nghìn người Philíppin thiệt mạng
- Tại Inđônêxia:
+ Từ thế kỉ XVII, Hà Lan bắt đầu xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo. Đến đầu thế kỉ XIX, phần lớn quần đảo Inđônêxia nằm dưới ách đô hộ của thực dân Hà Lan.
+ Chính phủ Hà Lan trực tiếp cai trị Inđônêxia và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn với trung tâm chính trị ở Ba-ta-vi-a (nay là Gia-các-ta). Chính quyền thực dân đã thi hành chế độ thuế khoá và áp bức nặng nề đối với người dân thuộc địa.
- Tại Malaixia:
+ Quá trình thực dân Anh xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo như Pê-rắc, Kê-đa, Kê-lan-tan, Pê-nang.... đã diễn ra trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, đưa tới sự thành lập Mã Lai thuộc Anh.
+ Chính quyền thực dân cai trị gián tiếp qua các công sứ. Hoạt động khai thác kinh tế thuộc địa được đẩy mạnh, đặc biệt là khai thác thiếc và đồn điền cao su. Để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Anh đã đưa nhiều lao động từ Trung Quốc và Ấn Độ đến làm việc tại Mã Lai.
- Tại Xingapo:
+ Năm 1819, thực dân Anh kí hiệp ước với các thủ lĩnh Hồi giáo địa phương để thiết lập cảng Xingapo. Đến năm 1824, toàn bộ Xingapo trở thành thuộc địa của Anh.
+ Nước Anh xác lập chế độ cai trị trực tiếp tại Xingapo, biến nơi đây thành hải cảng giao thương giữa châu Âu và châu Á. Trong vòng bốn thập kỉ, Xingapo phát triển từ một làng chài có dân số hơn 1000 người trở thành trung tâm thương mại khu vực.