Câu 1
Đại hội Quốc tế Cộng sản VII, tháng 7 – 1935, đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm mục đích gì?
A. Chống phát xít, chống chiến tranh thế giới, bảo vệ hòa bình
B. Chống đế quốc thực dân
C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới
D. Giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Tình hình thế giới và trong nước
Lời giải chi tiết:
Đại hội Quốc tế Cộng sản VII, tháng 7 – 1935, đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm mục đích chống phát xít, chống chiến tranh thế giới, bảo vệ hòa bình.
Chọn: A
Câu 2
Nội dung nào sau đây không nằm trong nhiệm vụ do Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 7 – 1936 đưa ra?
A. Tự do cơm áo hòa bình.
B. Tạm gác khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Người cày có ruộng”.
C. Chỉ chống phát xít Nhật.
D. Hình thức đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp.
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương
Lời giải chi tiết:
Nhiệm vụ do Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 7 – 1936 đưa ra là tự do cơm áo hòa bình, tạm gác khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Người cày có ruộng”, hình thức đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp.
Chọn: C
Câu 3
Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập với mục đích
A. nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ.
B. tập hợp liên minh công nông.
C. liên minh công nông đoàn kết với tư sản.
D. tập hợp tư sản, tiểu tư sản và địa chủ.
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương
Lời giải chi tiết:
Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập với mục đích nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ.
Chọn: A
Câu 4
Lực lượng tham gia phong trào cách mạng giai đoạn 1936 – 1939 chủ yếu là
A. công nông.
B. không phân biệt thành phần, giai cấp, tôn giáo, chính trị.
C. liên minh tư sản và địa chủ.
D. binh lính và công nông.
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương
Lời giải chi tiết:
Lực lượng tham gia phong trào cách mạng giai đoạn 1936 – 1939 chủ yếu là không phân biệt thành phần, giai cấp, tôn giáo, chính trị.
Chọn: B
Câu 5
Đến tháng 3 -1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên là
A. Mặt trận Dân tộc Phản đế đồng minh.
B. Hội Phản đế đồng minh.
C. Mặt trận Việt Minh.
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương
Lời giải chi tiết:
Đến tháng 3 -1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Chọn: D
Câu 6
Cuộc mít tinh lớn nhất giai đoạn 1936 – 1939 diễn ra vào thời gian nào?
A. Ngày 1 – 5 – 1936
B. Ngày 1 – 5 – 1937
C. Ngày 1 – 5 – 1938
D. Ngày 1 – 5 – 1939
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương
Lời giải chi tiết:
Cuộc mít tinh lớn nhất giai đoạn 1936 – 1939 diễn ra vào ngày 1 – 5 – 1938.
Chọn: C
Câu 7
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939?
A. Tổ chức được một đội quân chính trị quần chúng đông hàng triệu người.
B. Đường lối của Đảng và chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá trong các tầng lớp nhân dân.
C. Mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám
D. Được xem là cuộc diễn tập thứ 3 chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thành công.
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là tổ chức được một đội quân chính trị quần chúng đông hàng triệu người, đường lối của Đảng và chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá trong các tầng lớp nhân dân, được xem là cuộc diễn tập thứ 3 chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thành công.
Chọn: C