Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu 20 câu Trắc nghiệm Cha con nghĩa nặng có đáp án đầy đủ, chi tiết. Giúp các em ôn luyện, củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 11 sắp tới.
Trắc nghiệm Cha con nghĩa nặng có đáp án
Câu 1: Khuynh hướng tư tưởng tiêu biểu, tập trung trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh là khuynh hướng nào?
A. Ca ngợi, khẳng định đạo đức truyền thống
B. Ca ngợi, khẳng định đạo đức của Phật gia
C. Ca ngợi, khẳng định đạo đức của Nho gia
D. Ca ngợi, khẳng định đạo đức mới.
Đáp án: A
Câu 2: Truyện dài đầu tay của Hồ Biểu Chánh viết năm 1909 bằng thể thơ lục bát có tên là gì ?
A. Cay đằng mùi đời
B. U tình lục
C. Con nhà nghèo
D. Ngọn cỏ gió đùa
Đáp án: B
Câu 3: Dòng nào sau đây nói đúng về quê hương của nhà văn Hồ Biểu Chánh?
A. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
B. Xã Bình Thành, huyện Kiến Hoà, Định Tường (Tiền Giang)
C. Làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Đáp án: B
Câu 4: Hồ Biểu Chánh thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của ở thể loại nào?
A. Khảo cứu
B. Tiểu thuyết
C. Phê bình văn học
D. Thơ
Đáp án: B
Câu 5: Dòng nào sau đây là nội dung của đoạn trích “Cha con nghĩa nặng”
A. Đoạn trích kể lại việc Sửu lỡ tay đánh chết vợ rồi bỏ trốn.
B. Đoạn trích kể lại chuyện Sửu lén về thăm con và định bỏ đi, thằng Tí chạy theo anh và hai cha con gặp nhau ở cầu Mê Tức.
C. Cảnh gia đình Sửu đoàn tụ sau bao nhiêu năm xa cách.
D. Đoạn trích kể lại chuyện Sửu về thăm con. Sau đó, Trần Văn Sửu được xoá án và cha con đoàn tụ.
Đáp án: B
Câu 6: Để thể hiện chủ đề “Cha con nghĩa nặng”, tác giả đã tạo ra tình huống nghệ thuật gì?
A. Mâu thuẫn giữa ước mong đoàn tụ với nỗi sợ công lí trừng phạt.
B. Mâu thuẫn tâm lí giữa ước mong đoàn tụ với con nhưng sợ làm tan vỡ hạnh phúc của con.
C. Mâu thuẫn giữa tình thương con với mặc cảm giết người của mình.
D. Tất cả ý trên.
Đáp án: D
Câu 7: Nguyên nhân Trần Văn Sửu muốn tìm đến cái chết là gì?
A. Muốn chết vì nỗi sợ hãi công lí trừng phạt luôn ám ảnh Sửu.
B. Vì hối hận nên chết để đền tội cho vợ.
C. Chết cho các con lấy vợ, lấy chồng tử tế.
D. Chết vì quá ngao ngán cảnh trốn chui trốn nhủi.
Đáp án: B
Câu 8: Dòng nào sau đây không thuộc về nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh?
A. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thực, gần gũi.
B. Nghệ thuật tạo tình huống hấp dẫn.
C. Ngôn ngữ đối thoại mộc mạc giàu sắc thái Nam Bộ.
D. Sở trường miêu tả tâm lí, phân tích tâm lí, có khả năng đi sâu vào ngõ ngách tâm tư sâu kín và những diễn biến phức tạp trong nội tâm nhân vật và tạo ra điển hình bất hủ.
Đáp án: A
Câu 9: “Cha con nghĩa nặng” là tác phẩm thứ bao nhiêu trong sự nghiệp cầm bút hơn 100 tác phẩm của ông?
A. 15
B. 45
C. 35
D. 25
Đáp án: A
Câu 10: Tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh xuất bản năm nào?
A. 1949
B. 1909
C. 1929
D. 1939
Đáp án: C
Câu 11: Tên thật của nhà văn Hồ Biểu Chánh là:
A. Hồ Văn Trung
B. Hồ Đắc Di
C. Hồ Tùng Mậu
D. Hồ Dzếnh
Đáp án: A
Câu 12: Câu nào dưới đây là chủ đề của đoạn trích, cũng như chủ đề của toàn bộ tác phẩm “Cha con nghĩa nặng”?
A. Ca ngợi tình yêu thương con vô bờ của một người cha.
B. Ca ngợi sự độ lượng và hiểu biết của người bố vợ.
C. Là bài ca ca ngợi đạo lí sáng ngời, cao quý của tình cha con thiêng liêng, sâu nặng.
D. Ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của Tí.
Đáp án: C
Câu 13: Tình cảm của người cha dành cho con trong tác phẩm “Cha con nghĩa nặng” được thể hiện như thế nào qua cuộc gặp gỡ?
A. Một người cha hết lòng yêu thương và lo cho con.
B. Trần Văn Sửu không hề nghĩ đến bản thân, sẵn sàng chịu khổ, chịu cảnh xa con, trốn tránh thay tên đổi họ để con được hạnh phúc.
C. Cả hai đều đúng
Đáp án: C
Câu 14: Tác giả miêu tả tâm lí nhân vật qua :
A. lời đối thoại và độc thoại
B. lời đối thoại
C. lời độc thoại
Đáp án: A
Câu 15: Ngôn ngữ trong truyện “Cha con nghĩa nặng” được thể hiện như thế nào?
A. Ngôn ngữ chau chuốt, tinh tế
B. Ngôn ngữ nhân vật cùng ngôn ngữ người kể chuyện gắn với đời sống tạo nên màu sắc Nam Bộ
C. Ngôn ngữ cô đọng, súc tích
Đáp án: B
Câu 16: Bài học rút ra sau khi học xong truyện ngắn “Cha con nghĩa nặng” là gì?
A. Cái quý nhất, thiêng liêng nhất trong tình cảm gia đình chính là tình cha con
B. Đoạn trích góp phần nhắc nhở mọi người hãy giữ gìn và chăm lo cho quan hệ để tình cảm cha con luôn sâu nặng
C. Cả hai ý trên
Đáp án: C
Câu 17:
Bố cục truyện ngắn “Cha con nghĩa nặng” gồm mấy phần?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: A
Câu 18: Đoạn trích thuộc chương thứ bao nhiêu của tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng?
A. Nửa sau chương IX.
B. Chương XI.
C. Nửa sau chương XIX.
D. Chương XX.
Đáp án: A
Câu 19: Nhân vật Trần Văn Sửu là một người như thế nào?
A. Là một người lao động bình dị, nhân hậu, chất phác nhưng bất hạnh. Là một người cha luôn yêu thương con.
B.Là một người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, bỏ rơi vợ con của mình.
C.Là một người khốn khổ nhưng giàu lòng tự trọng.
D. Là một người cha có lí tưởng yêu nước, quyết tâm ra đi để tìm đường cứu nước.
Đáp án: A
Câu 20: Câu nào dưới đây không phải của Tí dành cho cha?
A."Con không đành để cha đi một mình.".
B. "Tính sao cũng được, miễn con còn có thể gần cha được thôi".
C. "Bây giờ chỉ có một mình cha cực khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ.".
D. "Bây giờ cha đi đâu cũng được, con không theo cha.".
Đáp án: A