“Trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt trình độ phát triển nhất định về công nghiệp” là đặc điểm nổi bật của nhóm nước
Một số nước và vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới (NICs), như: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,…
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
Trong cơ cấu kinh tế:
+ các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ.
+ các nước đang phát triển tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao.
Cơ cấu GDP là gì?
Cơ cấu GDP là tỉ lệ phần trăm của 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch trong tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia hay lãnh thổ đó. Trong đó, các nước càng phát triển thì tỷ trọng của khu vực dịch vụ càng lớn và ngược lại nước càng kém phát triển thì tỷ trọng của khu vực nông nghiệp càng lớn.
Ngoài ra người ta còn quy ước, 3 khu vực kinh tế như sau:
Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng.
Khu vực III: Dịch vụ.
Công thức tính cơ cấu GDP
% Khu vực = Tổng GDP khu vực / GDP cả nước x 100
Trong đó:
% Khu vực: tỷ trọng của khu I, II, hoặc III.
Tổng GDP khu vực: GDP được tính trong năm của khu vực.
GDP cả nước: tổng GDP của 3 khu vực.
Cơ cấu GDP Việt Nam năm 2019 và 2020
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%).
- Khu vực nông nghiệp (Khu vực I)
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn năm 2019.
Cơ cấu GDP khu vực I của Việt Nam
Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020[4], đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
- Khu vực công nghiệp (Khu vực II)
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm trước, đóng góp 1,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Cơ cấu GDP khu vực 2 của Việt Nam
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; khai khoáng giảm 5,62% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%), làm giảm 0,36 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Ngành xây dựng tăng 6,76%, cao hơn tốc độ tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2013 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,5 điểm phần trăm.
- Khu vực dịch vụ (Khu vực III)
Khu vực dịch vụ trong năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của các năm 2011-2020. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2020 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.
Tóm lại cơ cấu GDP là gì?
Cơ cấu GDP là tỉ lệ phần trăm của 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch trong tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia hay lãnh thổ đó. Khi nhìn vào cơ cấu GDP ta có thể đánh giá nền kinh tế thuộc nhóm nước nghèo đói, chưa phát triển hay phát triển. Thông thường các quốc gia càng phát triển thì tỉ trọng ngành dịch dụ chiếm phần lớn, các nước nghèo thì tỉ trọng ngành nông nghiệp là chủ yếu.
Dấu hiệu đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là
Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng - bùng nổ công nghệ cao.
Các trụ cột chính của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đều có đặc điểm chung là
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dựa vào thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao => các trụ cột chính của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đều có đặc điểm chung là có hàm lượng tri thức cao.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện vào thời gian nào sau đây?
Vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành.
Ý nào sau đây không phải là tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?
Cuộc cách mạng KH và CN hiện đại sử dụng nhiều thành tựu công nghệ có tác động sâu sắc:
- Làm xuất hiện nhiều ngành mới (công nghệ vật liệu , công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng, công nghệ sinh học).
- Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ (tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ).
- Làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức (nền kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao).
=> Tác động đẩy mạnh nền kinh tế thị trường là không đúng
Các nước phát triển tập trung chủ yếu ở khu vục nào sau đây?
Các nước phát triển là những quốc gia có nền kinh tế ở trình độ cao, thu nhập bình quân đầu người lớn, chỉ số HDI cao => các nước này tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa), Tây Âu (Anh, Pháp, Ý, Thủy Sĩ, Đức…) và Ô-xtrây-li-a.
Cuộc cách mạng khoa học nghệ hiện đại làm xuất hiện nhiều ngành mới chủ yếu trong lĩnh vực nào sau đây?
Cuộc cách mạng KH và CN hiện đại với đặc trưng là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao, là những ngành dựa vào thành tựu khoa học lớn, có hàm lượng tri thức cao.
=> Làm xuất hiện nhiều ngành mới trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ như: công nghệ vật liệu (sản xuất các vật liệu mới), công nghệ năng lượng (hạt nhân), công nghệ sinh học, công nghệ thông tin (phát triển ngành viễn thông).
Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển là
Xác định từ khóa “khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế”
- Trong cơ cấu kinh tế:
+ các nước phát triển có khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ.
+ các nước đang phát triển tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao.
=> Sự khác biệt này là do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinhh tế giữa hai nhóm nước: nhóm nước phát triển có trình độ kinh tế cao, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học và công nghệ hiên đại trong phát triển công nghiệp và dịch vụ; ngược lại nhóm nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, kỹ thuật lạc hậu -> hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
Ưu thế lớn nhất của việc áp dụng công nghệ thông tin là:
Công nghệ thông tin phát triển với mạng lưới truyền dẫn và thu thập thông tin hiện đại, nhanh chóng, chính xác, đặc biệt là sự bùng nổ mạng internet -> giúp con người nắm bắt thông tin ở trên khắp toàn cầu một cách nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột => rút ngắn thời gian và không gian xử lí thông tin.
Nền kinh tế tri thức không có đặc điểm nào sau đây?
Nền kinh tế tri thức dựa trên hàm lượng chất xám, kỹ thuật, công nghệ cao nên phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển (Bắc Mĩ, Tây Âu). Các quốc gia đang phát triển có trình độ kỹ thuật kém -> nền kinh tế tri thức không phát triển (các nước Châu Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á…)
=> Nhận xét: nền kinh tế tri thức phát triển ở tất cả các nhóm nước là không đúng.
Trong nền kinh tế trí thức, yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất là
Kinh tế tri thức là một nền kinh tế sử dụng chất xám trong mọi lĩnh vực, dựa trên kỹ thuật, công nghệ cao.
=> Yếu tố khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng nhất.
Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do:
Các nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người cao (GDP/người cao), chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao -> chất lượng cuộc sống người dân tốt, y tế phát triển -> tuổi thọ trung bình cao.
Châu lục có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là
- Trên thế giới, châu Phi là châu lục có trình độ phát triển kinh tế thấp, giáo dục y tế kém phát triển, dịch bệnh, đói kém còn diễn ra khắp nơi nên tuổi thọ trung bình thấp.
- Tuổi thọ trung bình châu Phi năm 2005 là 52 tuổi, thấp hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình thế giới (67 tuổi) và các nước đang phát triển (76 tuổi).
=> Đây là châu lục có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới hiện nay.
Cho bảng số liệu:
GDP bình quân đầu người của một số nước trên thế giới năm 2013
(Đơn vị: USD)
Nhận xét nào sau đây là đúng?
Nhận xét:
- Các nước phát triển có GDP/người đều dưới 60 nghìn người (Hoa Kì: 52042 USD, Niu Di-lân: 41821 USD, Anh: 41781 USD) => nhận xét A sai.
- GDP/người có sự chênh lệch lớn giữa hai nhóm nước:
+ GDP/người của Thụy Điển gấp Ê-ti-ô-pi-a: 60318 / 505 = 119,4 (lần)
+ GDP/ người của Anh gấp Ấn Độ: 41781 / 1498 = 27,9 (lần)
=> Nhận xét B đúng
Nhận xét D sai.
- Giữa các nước đang phát triển cũng có sự chênh lệch lớn về GDP/người: GDP/người của nước cao nhất (Cô-lôm-bi-a) gấp GDP/người của nước thấp nhất (Ê-ti-ô-pi-a) là 15,5 lần.
=> Nhận xét C sai.
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP phân theo khu vực của Thụy Điển và Ê-ti-ô-pi-a năm 2013
(Đơn vị: %)
Nước | Khu vực I | Khu vực II | Khu vực III |
Thụy Điển | 1,4 | 25,9 | 72,7 |
Ê - ti- ô -pi - a | 45,0 | 11,9 | 43,1 |
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô, cơ cấu GDP của Thụy Điển và Ê-ti-ô-pi-a là:
- Đề bài yêu câu:
+ Thể hiện quy mô và cơ cấu GDP/ người.
+ Của 2 đối tương là Thụy Điển và Ê -ti-ô-pi-a trong năm 2013.
=> Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu GDP/người của hai nước Thụy Điển và Ê-ti-ô-pi-a là biểu đồ tròn.