Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản
Sách chân trời sáng tạo
Ngoại lực là
Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất.
Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi thuộc loại khoáng sản:
Khoáng sản phi kim loại: Muối mỏ, A –pa –tit, đá vôi,…
Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối
Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m
Lực được sinh ra từ bên trong Trái Đất được gọi là
Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
Khoáng sản thuộc nhóm khoáng sản năng lượng là:
Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt…
Vùng đồng bằng thuận lợi cho
Vùng đồng bằng có địa hình rộng lớn, bằng phẳng, được bồi đắp phù sa màu mỡ thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm.
Hai quá trình ngoại lực xảy ra chủ yếu là
Hai quá trình ngoại lực xảy ra chủ yếu là phong hóa và xâm thực (do dòng chảy, do gió…)
Khoáng sản là:
Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
Thuận lợi nhất cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc là
Cao nguyên.có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng rất thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua
Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị đứt gãy, uốn nếp hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng động đất, núi lửa.
Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành mấy nhóm?
Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 nhóm:
- Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt…
- Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, Mangan, …); kim loại màu (đồng, chì, kẽm….)
- Khoáng sản phi kim loại: Muối mỏ, A –pa –tit, đá vôi…
Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình
Cao nguyên.có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình
Các dạng núi lửa chính trên Trái Đất là
Hai dạng núi lửa chính trên Trái Đất là: núi lửa tắt và núi lửa hoạt động
- Núi lửa tắt là núi lửa ngừng phun đã lâu.
- Núi lửa hoạt động là núi lửa đang phun hoặc mới phun gần đây
Mỏ nội sinh gồm có các mỏ:
Các mỏ khoáng sản nội sinh: Là các mỏ được hình thành do nội lực (quá trình mắc – ma). Ví dụ: Vàng, đồng, chì, sắt,…
Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là
Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì
Dung nham phun trào từ miệng núi lửa sau một thời gian bị phân hủy sẽ tạo nên các vùng đất đỏ phì nhiêu, có sức hấp dẫn rất lớn vê nông nghiệp đối với dân cư xung quanh.
=> Do vậy quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc
Loại khoáng sản kim loại màu gồm:
Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, Mangan, …); kim loại màu (đồng, chì, kẽm….)
Vùng đồi bát úp của nước ta tập trung nhiều ở vùng
Vùng đồi bát úp là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tập trung chủ yếu ở vùng rìa ven trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta. Tập trung ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ…
Nội lực có xu hướng
Nội lực có tác động làm cho đất đá bị nén, ép đứt gãy và nhô lên, làm cho địa hình thêm gồ ghề và nhiều nơi được nâng lên rõ rệt. Như vậy tác động của nội lực là làm nâng cao địa hình.
Ví dụ: Vận động tạo núi An-pơ – Himalaya làm nâng cao địa hình các nước ở rìa phía Đông Nam châu Á, trong đó ở nước ta lãnh thổ Tây Bắc được nâng lên với khu vực núi cao, hiểm trở nhất cả nước.
Loại khoáng sản kim loại đen gồm:
Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, Mangan, titan, crôm…); kim loại màu (đồng, chì, kẽm….)