Bài tập Nhật Bản - Phần 1 - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

Câu 21 Trắc nghiệm

Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão.

Câu 22 Trắc nghiệm

Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, dòng biển nóng lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn, nhiều loài cá.

Câu 23 Trắc nghiệm

Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Nhật Bản nghèo khoáng sản; ngoài than, đồng các loại khác không đáng kể.

Câu 24 Trắc nghiệm

Thiên tai thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Nhật Bản thường xuyên hứng chịu thiên tai động đất, núi lửa: trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ; sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Câu 25 Trắc nghiệm

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952, nền kinh tế Nhật Bản:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến 1952 nền kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.

Câu 26 Trắc nghiệm

Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Người lao động Nhật Bản có đức tính cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.

Câu 27 Trắc nghiệm

Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thông vận tải nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Lãnh thổ Nhật Bản là một đất nước quần đảo, xung quanh đều giáp biển, đường bờ biển khúc khuỷu, kéo dài, có nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng hệ thống các cảng biển; vị trí địa lí gần với các tuyến hàng hải quốc tế và nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nên nhu cầu trao đổi hàng hóa lớn...

=> Đây là những điều kiện thuận lợi để Nhật Bản phát triển mạnh ngành giao thông vận tải biển.

Câu 28 Trắc nghiệm

Hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn,chủ yếu là than đá và đồng -> nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp rất hạn chế.Ngành công nghiệp Nhật Bản chủ yếu phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu từ các quốc gia khác để phát triển.

=> Đây là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp Nhật Bản.

Câu 29 Trắc nghiệm

Trên lãnh thổ Nhật Bản có hàng chục núi lửa hoạt động là do:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

“Vành đai lửa” Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. “Vành đai lửa” Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo: sự tượng xô dịch hoặc tách giãn nhau giữa các mảng kiến tạo. Hoạt động dịch chuyển này sinh ra các hiện tượng động đất, núi lửa.

Quần đảo Nhật Bản nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương -> vì vậy thường xuyên hứng chịu những trận động đất, núi lửa với cường độ mạnh.

Câu 30 Trắc nghiệm

Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Đặc điểm dân cư Nhật Bản là:
- Nhật Bản là nước đông dân => Nhận xét A đúng

- Tốc độ gia tăng thấp và giảm dần => Nhận xét C: tỉ suất gia tăng tự nhiên cao là không đúng.

- Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển => Nhận xét B đúng

- Cơ cấu dân số già  => Nhận xét D đúng

=> Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao không phải là đặc điểm dân cư Nhật Bản

Câu 31 Trắc nghiệm

Ý nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản được biểu hiện như sau:

- Thiếu lao động bổ sung trong tương lai -> do số trẻ em giảm nhanh.

- Chi phí phúc lợi xã hội lớn  -> do số người già tăng nhanh.

- Sự thay đổi về cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế ở Nhật Bản.

=> Nhận xét A, B, D đúng.

- Mặt tích cực của già hóa dân số là đem lại cho Nhật Bản nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm -> do tỉ lệ người lớn tuổi cao.

=> Đây không phải là hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản.

Câu 32 Trắc nghiệm

Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm:

Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Nhật Bản?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Nhận xét: Nhìn chung, giai đoạn 1950 - 2014 cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Nhật Bản có sự thay đổi theo thời gian

- Nhóm tuổi dưới 15 tuổi: có xu hướng giảm nhanh từ 35,4% xuống còn 12,9%. -> Nhận xét D đúng

- Nhóm tuổi 15 – 64 tuổi có xu hướng tăng nhẹ và còn biến động, tăng từ 59,6% lên 60,8% -> Nhận xét B đúng.

- Nhóm tuổi trên 65 tăng nhanh và liên tục, từ 5% lên 26,3% => Nhận xét A đúng, nhận xét C không đúng

Câu 33 Trắc nghiệm

Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng là: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng:

- Tận dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp.

- Tạo dựng được thị trường nhỏ ở khắp các địa phương trong nước.

- Các cơ sở sản xuất nhỏ dễ xoay đổi để thích nghi với sự thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế.

- Phát triển các xí nghiệp có quy mô lớn với nền sản xuất lớn và hiện đại để tăng cường khả năng cạnh tranh với các cường quốc kinh tế lớn.

=> Như vậy việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng giúp cho nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng khôi phục một cách toàn diện, vững chắc nhờ có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các xí nghiệp, phát huy tối đa vai trò của nguồn lao động, các cơ sở sản xuất nhỏ trong điều kiện tài nguyên hạn chế.

Câu 34 Trắc nghiệm

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố nào sau đây?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Giai đoạn 1952 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ:
- Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.

- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.

=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.