Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?
Ở miền ĐÔng, từ Nam lên Bắc có khí hậu cận nhiệt gió mùa sang ôn đới gió mùa
Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là
Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
Kiểu khí hậu ôn đới lục địa với tính chất khô hạn làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc.
Địa hình miền Tây Trung Quốc:
Địa hình miền Tây Trung Quốc gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?
Trung Quốc có > 50 dân tộc, đa số là người Hán > 90%, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị
Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là:
Dân cư Trung Quốc phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ (là nơi có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển)
Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 200B tới 530B và khoảng 730Đ tới 1350Đ, giáp 14 nước, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế - xã hội là
Với lãnh thổ trải dài và tiếp giáp với nhiều quốc gia -> tạo điều kiến thuận lợi để Trung Quốc có thể giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế xã hội với các quốc gia láng giềng.
=> Đây là mặt thuận lợi cơ bản về kinh tế - xã hội.
Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
Đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc:
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa màu mỡ -> nhận xét A đúng
- Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa -> nhận xét B đúng
- Miền Đông chủ yếu là hạ lưu các con sông -> nhận xét C: Là nơi bắt nguồn của các sông lớn -> không đúng
- Khoáng sản gồm than, dầu mỏ, quặng sắt => nhận xét D đúng.
Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
Sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây:
- Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên => nhận xét A đúng.
- Miền Tây khí hậu lục địa khắc nghiệt ít mưa (hình thành các hoang mạc, bán hoang mạc) còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều => nhận xét B đúng.
- Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông (sông Hoàng Hà, Trường Giang…) => nhận xét C đúng.
- Cả hai miền đều tập trung khoáng sản giàu có: miền Đông gồm than, dầu mỏ, quặng sắt; miền Tây có dầu mỏ, quặng sắt.
=> Nhận xét D: Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo là không đúng
Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do
Những hạn chế về điều kiện tự nhiên miền Tây Trung Quốc là:
- Địa hình chủ yếu là núi cao và bồn địa -> giao thông đi lại khó khăn.
- Đất chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc + khí hậu khắc nghiệt => gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
=> Điều kiện tự nhiên không thuận lợi: về địa hình, khí hậu và đất đai đã khiến miền lãnh thổ phía Tây Trung Quốc có dân cư thưa thớt.
Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc hiện nay?
Đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc là
- Có > 50 dân tộc, đa số là người Hán > 90%, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị => nhận xét B đúng
- Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn => nhận xét C đúng
- Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con. Kết quả là tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm (0,6%) => Nhận xét: A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao là không đúng
- Là nước đông dân nhất thế giới => nhận xét D đúng.
Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?
Thuận lợi của đặc điểm dân cư Trung Quốc là:
- Là nước đông dân nhất thế giới => đem lại nguồn lao động dồi dào => nhận xét A đúng.
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo => nhận xét B đúng
- Trung Quốc chú trọng phát triển giáo dục. Hiện nay, đang tiến hành cải cách giáo dục -> nâng cao trình độ dân trí cũng như chất lượng nguồn lao động => nhận xét D đúng.
- Dân cư Trung Quốc phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông và khu vực nông thôn.
=> dẫn đến sự phân bố lao động không đều trong cả nước. => Đây không phải là thuận lợi của đặc điểm dân cư xã hội Trung Quốc.
Ý nào sau đây không đúng về hậu quả của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?
Tư tưởng trọng nam trước hết làm mất cân bằng giới tính (tỉ lệ nam nhiều hơn nữ). Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Thiếu hụt lao động nữ để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, các ngành kinh tế đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của nữ.
- Tạo ra nhiều vấn đề xã hội như: trong lương lai nhiều nam thanh niên sẽ ế vợ vì tình trạng thừa nam thiếu nữ, hội chứng “tiểu hoàng đế”, suy giảm nòi giống…
=> Đây là những hậu quả của tư tưởng trọng nam khinh nữ => Nhận xét: A, B, D đúng.
- Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh không phải là hậu quả của tư tưởng trọng nạm kinh nữ.
=> Nhận xét C không đúng
Mặt tiêu cực của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc là
Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số triệt để với nội dung: mỗi gia đình chỉ có một con.. Chính sách một con được đề ra trong bối cảnh hầu hết các gia đình Trung Quốc vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ + sự phát triển của công nghệ => con người dễ dàng phát hiện và lựa chọn giới tính ngay từ trong bụng mẹ.
=> Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở Trung Quốc (tỉ lệ nam cao hơn nữ).
Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông chủ yếu do:
Miền Đông Trung Quốc là nơi có nền kinh tế phát triển năng động, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, cơ sở kinh tế hiện đại....Do vậy khu vực này thu hút đông đảo dân cư lao động đến sinh sống, làm việc khiến tỉ lệ dân thành thị tăng lên nhanh chóng.
=> Quá trình phát triển kinh tế và dân cư đô thị diễn ra mạnh mẽ đã nhanh chóng hình thành nên các siêu đô thị ở miền Đông Trung Quốc (Thượng Hải, Bắc Kinh...)
Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt là do
Miền Tây Trung Quốc nằm sâu trong lục địa, bị ngăn cách với biển bởi miền lãnh thổ phía Đông rộng lớn, bốn bề bao bọc bởi lục địa => không được cung cấp lượng ẩm từ biển nên khí hậu khô hạn, gió từ lục địa thổi ra có tính chất khô, không gây mưa.
=> Hình thành nên kiểu khí hậu khắc nghiệt vơi bề mặt địa hình chủ yếu là các hoang mạc, bán hoang mạc.
Ngày nay, nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân, nhưng lại có một dải có mật độ dân số đông hơn chủ yếu là do
- Trước kia khi chưa hình thành tuyến đường sắt Đông - Tây, lãnh thổ phía Tây gần như chỉ là vùng sơn nguyên rộng lớn có các hoang mạc khô hạn, nền kinh tế nghèo nàn, hầu như không có dân cư sinh sống, việc giao lưu phát triển kinh tế ở đây gặp rất nhiều trở ngại do thiên nhiên khắc nghiệt.
- Tuyến đường sắt Đông – Tây mới được xây dựng chạy qua Urumsi và các nước Trung Á, Tây Nam Á. Việc hình thành tuyến đường sắt Đông - Tây chạy qua lãnh thổ phía Tây là một thành tựu rất quan trọng của Trung Quốc, giúp khai phá, đổi mới miền đất này. Các hoạt động kinh tế, trao đổi hàng hóa, di chuyển của con người diễn ra nhộn nhịp hơn, đời sống kinh tế -xã hội có nhiều khởi sắc.
=> Do vậy, đã thu hút một bộ phận dân cư về đây sinh sống và phát triển kinh tế => hình thành một dải có mật độ dân số đông hơn với mật độ 1 - 50 người/km2