Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào
Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào mạng lưới kinh, vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.
Đâu không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ?
Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
=> Kí hiệu hình ảnh không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ
Đối với bản đồ không có mạng lưới kinh, vĩ tuyến khi xác định phương hướng cần dựa vào
Đối với bản đồ không có mạng lưới kinh, vĩ tuyến khi xác định phương hướng cần dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
Các đường giao thông trên bản đồ được thể hiện bằng loại kí hiệu nào?
Các đường giao thông là những đường thẳng kéo dài => sử dụng kí hiệu đường là thích hợp nhất để thể hiện các đường giao thông trên bản đồ.
Đầu bên phải và bên trái của vĩ tuyến chỉ các hướng
Theo quy ước, Đầu bên phải và bên trái của vĩ tuyến chỉ các hướng đông và tây.
Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải
Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải đọc bảng chú giải.
Nằm giữa hướng bắc và hướng đông là hướng
Quan sát hình các phương hướng => nằm giữa hướng bắc và hướng đông là hướng đông bắc.
Các cách biểu hiện độ cao địa hình là
Các cách biểu hiện độ cao địa hình là sử dụng thang màu và đường đồng mức.
Chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua một điểm chính là
Chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua một điểm chính là vị trí địa lí của điểm đó trên bản đồ.
Đường đồng mức là
Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.
Khoảng cách từ một điểm đến kinh tuyến gốc xác định
Khoảng cách từ một điểm đến kinh tuyến gốc xác định kinh độ của điểm đó.
Trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó
Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó càng thoải.
Đầu phía dưới của kinh tuyến là hướng
Theo quy ước, đầu phía dưới của kinh tuyến là hướng nam.
Đặc điểm nào sau đây không phải của đường đồng mức?
Đặc điểm các đường đồng mức:
- Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.
- Đường đồng mức là đường nối các điểm có cùng độ cao do vậy các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.
- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.
=> Nhận xét A, B, C đúng
- Mỗi đường đồng mức thể hiện một trị số về độ cáo khác nhau => do vậy nhận xét các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau là không đúng
Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường gì?
- Hướng bắc: mũi tên đi thẳng lên, có số độ là 00
- Hướng nam: mũi tên đi thẳng xuống, hợp với mũi tên chỉ hướng bắc tạo thành góc 1800 (nửa vòng tròn).
=> Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường: 00 – 1800
Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu
Để thể hiện các nhà máy thủy điện (đặt đúng vị trí phân bố) người ta dùng kí hiệu điểm.
Cho bản đồ các nước châu Á
Nước ta nằm về hướng
Quan sát bản đồ các nước châu Á, dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc (đi lên)
=> Xác định được Việt Nam có vị trí nằm ở phía đông nam của châu Á
Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện
Kí hiệu diện tích có khả năng thể hiện vùng phân bố của đối tượng trên bản đồ (bao phủ một diện tích nhất định).
=> Kí hiệu diện tích thích hợp để thể hiện diện tích lãnh thổ của một nước.
Cho bản đồ sau
Dựa vào mạng lưới kinh, vĩ tuyến trên bản đồ, xác định được: đường kinh tuyến 1300 Đ và vĩ tuyến 150 B (nằm giữa vĩ tuyến 100B và 200B).
=> Kéo dài hai đường kinh, vĩ tuyến này cắt nhau tại một điểm. Điểm cắt nhau của hai đường kinh, vĩ tuyến này chính là tọa độ địa lí của điểm đó.
Căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?
Để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ, người ta thường dựa vào:
- Bảng phân tầng màu (thường dùng ở bản đồ tự nhiên để thể hiện độ cao núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, biển).
- Đường đồng mức.
- Kí hiệu thể hiện độ cao (ví dụ: kí hiệu hình tam giác thể hiện đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m)
=> Nhận xét A, B, C đúng
- Kích thước của kí hiệu không thế hiện độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ,