Tại sao Hy Lạp có các cảng biển?
Hy Lạp có lợi thế là đường bờ biển dài, có hàng nghìn bờ biển thuận tiện cho giao thương, buôn bán, bờ biển phía đông nhiều vũng vịnh kín gió, tạo nên các cảng tự nhiên.
Quyền lực cao nhất trong nhà nước Hy Lạp thuộc về ai?
Quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội nhân dân, gồm tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên.
Điểm hạn chế của thành bang A-ten là gì?
Điểm hạn chế của thành bang A-ten là số dân được hưởng quyền công dân chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số dân cư ở A-ten.
Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại ở Hy Lạp, tiêu biểu là
Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang, tiêu biểu nhất là nhà nước dân chủ ở A-ten.
Cơ quan nào không nằm trong tổ chức bộ máy của thành bang A-ten?
Trong các đáp án trên, chỉ có Quốc sử viện là cơ quan viết sử của tổ chức bộ máy nhà nước trong chế độ phong kiến.
Theo ước tính, vào thế kỉ V TCN, ở thành bang A-ten có khoảng 400000 dân, trong đó đàn ông tự do có quyền công dân chỉ khoảng 30 000 người. Em hãy tính xem có bao nhiêu phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten.
Phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten là:
30 000: 400 000 x 100% = 7,5 (%)
Như vậy, số công dân nam có quyền dân chủ chỉ chiếm 7,5%. Tức là sự dân chủ của thành bang A-ten chỉ chiếm một số rất ít trong thành phần dân số và chỉ những công dân nam trên 18 tuổi mới được giám sát và bầu cử còn phụ nữ , trẻ em thì không có quyền dân chủ.
Phần quan trọng nhất ở mỗi thành bang Hy Lạp cổ đại là
Mỗi thành bang đều lấy thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt, sân vận động, nhà hát, quan trọng hơn cả là bến cảng.
Chấp chính quan nổi tiếng trong thời đại hoàng kim của A-ten có tên là gì?
Pê-ri-clét (495 TCN-429 TCN) – chấp chính quan trong thời đại hoàng kim của A-ten.
Thành bang quan trọng, tiêu biểu cho chế độ dân chủ của Hy Lạp cổ đại là
Thành bang A-ten là thành bang quan trọng, tiêu biểu cho chế độ dân chủ của Hy Lạp cổ đại
Người Hy Lạp sáng tạo hệ thống chữ viết gồm bao nhiêu chữ cái?
Trên cơ sở tiếp thu chữ cái của người Phê-ni-xi, người Hy Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.
Câu nói: Thầy đã quý, chân lí còn quý hơn” là câu nói của ai?
Câu nói: Thầy đã quý, chân lí còn quý hơn” là câu nói của A-ri-xtốt.
“Vội vàng là cha thất bại” là câu nói nổi tiếng của ai?
“Vội vàng là cha thất bại” là câu nói nổi tiếng của Hê-rô-đốt.
Logo của tổ chức UNESCO là công trình kiến trúc nổi tiếng nào?
Logo của tổ chức UNESCO là công trình đền Pác-tê-nông.
“Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng Trái Đất lên”, là câu nói của ai?
“Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng Trái Đất lên”, là câu nói Ác-si-mét.
Chữ Quốc ngữ của chúng ta đang theo hệ chữ cái nào?
Chữ Quốc ngữ của chúng ta ngày nay đang theo hệ chữ cái La-tinh.
Người Hy Lạp và người La Mã sáng tạo ra lịch gì?
Người Hy Lạp và La Mã sáng tạo ra dương lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Các nhà khoa học Ta-lét, Py-ta-go, Ác-si-mét quê ở đâu?
Hy Lạp là quê hương của các nhà khoa học Ta-lét, Py-ta-go, Ác-si-mét.
Người Hy Lạp tự nhận mình là con cháu của vị thần nào?
Những cư dân Hy Lạp tự nhận mình là con cháu của thần Hê-len, nói chung một ngôn ngữ. Trong thần thoại Hy Lạp, nàng được xem là người phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới với mái tóc vàng óng như ánh mặt trời, đôi má ửng đỏ, đôi môi nồng nàn màu mận chín, làn da trắng sứ tỏa ánh sáng lung linh mờ ảo và một giọng nói đầy mê hoặc.
Theo thần thoại Hy Lạp, các vị thần sống ở đâu?
Theo thần thoại Hy Lạp, 12 vị thần sống trên đỉnh Ô-lom-pớt.