Đặc điểm chung của Liên Minh Châu Âu và Hiệp hội các nước Đông Nam Á là:
- Đây đều là liên kết khu vực.
- Đông Nam Á chưa có 1 thị trường chung; chưa sử dụng đồng tiền chung và cũng chưa bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước.
- Liên minh châu Âu có thị trường chung châu Âu, sử dụng chung đồng tiền Ơ-rô và đã bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước.
Nhận định đúng nhất về các ngành công nghiệp có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga là:
Ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga giàu có về tài nguyên rừng (lá kim, lá rộng), là một trong những nơi có diện tích rừng lớn nhất thế giới. Đồng thời, phía Tây của nước Nga còn giàu có về tài nguyên than đá, khí tự nhiên, sắt, kim cương,... chính vì vậy, các ngành công nghiệp có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga là các ngành chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim và ngành công nghiệp hóa chất.
Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới là hồ nào?
Hồ Superior thuộc Ngũ Đại Hồ, Bắc Mỹ, là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới tính theo diện tích mặt nước (82.100 km²), nhưng hồ Baikal ở Siberia, LB Nga lớn hơn tính theo thể tích, cũng là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.
Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do:
Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm là do một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư và diện tích dành cho trồng các cây công nghiệp như chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên. Đồng thời Nhật Bản lại đang có xu hướng nhập khẩu gạo từ các nước bên ngoài (Thái Lan, Việt Nam,…).
Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh vì:
Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi (chủ yếu là núi lửa). Diện tích cho sản xuất nông nghiệp ít, chỉ chưa đầy 14% lãnh thổ. Mặt khác, phần lớn vùng đồng bằng được sử dụng cho mục đích công nghiệp hay các khu dân cư - đô thị nên khả năng mở rộng đất nông nghiệp không có.
=> Áp dụng thâm canh sẽ giúp tăng năng suất, sản lượng của cây trồng -> khai thác có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp của vùng, đem lại giá trị kinh tế cao.
Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do:
Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ. Nhật Bản nằm tách biệt với các lục địa, hiện nay nhu cầu ngoại thương cao nên cần giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội giữa các đảo, quần đảo với nhau và với các nước bên ngoài nên vận tải biển đóng vai trò không thể thiếu.
Phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do:
Nhật Bản chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ (sản phẩm thô từ nông nghiệp, khai khoáng,…), xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có giá thành cao (sản phẩm công nghiệp chế biến: tàu biển, ô tô, xe gắn máy,…).
=> Do vậy giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu
Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực trên nền tảng gì?
Quan hệ Việt - Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay. Đó là một mối quan hệ tình hữu nghị có sự ổn định và lâu dài.
Hoang mạc nào thuộc lãnh thổ Trung Quốc?
Hoang mạc Victoria Lớn ở châu Úc, hoang mạc Kalahari ở Châu Phi. Hoang mạc Colorado ở Bắc Mỹ. Còn hoang mạc Tacla Macan thuộc lãnh thổ phía Tây của Trung Quốc.
Tại sao nông nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng không thể thiếu ở các nước Trung Quốc và Việt Nam?
Trung Quốc và Việt Nam đều có dân số đông, nên vấn đề an ninh lương thực là vấn đề đáng quan tâm. Do đó ngành nông nghiệp là ngành không thể thiếu.
Trung Quốc và Việt Nam đều có đường biên giới trên đất liền với:
Trung Quốc và Việt Nam đều có đường biên giới trên đất liền với Lào.
Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là:
Các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh có khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Một số cây công nghiệp nhiệt đới tiêu biểu như cà phê, cao su, ca cao,...
Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình?
Mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á có trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở một mức độ khác nhau, chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định vào từng thời điểm khác nhau trong tiến trình phát triển. Đồng thời, hiện nay giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo. Vì vậy, vấn đề giữ ổn định trong khu vực luôn được đề cao để hạn chế tối đa sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài.
=> Đông dân, thành phần dân tộc đa dạng, nhiều tôn giáo không phải là nguyên nhân chính để các nước ASEAN nhấn mạnh đến mục tiêu ổn định trong khu vực
Tuyến đường xuyên Á đi qua những quốc gia nào của khu vực Đông Nam Á lục địa?
Dự án Đường Xuyên Á (Asian Highway hay còn gọi là AH), là một dự án nối liền các quốc gia châu Âu và châu Á do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP) khởi xướng, để nối liền các tuyến đường cao tốc châu Á.
Trong khu vực Đông Nam Á đi qua các nước: Cam-pu-chia (1.339 km), In- đô-nê-si-a (3.989 km), Mi-an-ma (3.003 km), Phi-lip-pin (3.517 km), Xin-ga-po (19 km), Thái Lan (5.112 km), Việt Nam (2.678 km), Lào (2.297 km).
=>Như vậy tuyến đường xuyên Á đi qua 6 nước thuộc Đông Nam Á lục địa là: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma
AFF Championship là hoạt động biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào sau đây của ASEAN?
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (tiếng Anh: AFF Championship, tên gọi khác tiếng Anh: ASEAN Football Championship) là giải bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Việt Nam vô địch bóng đá Đông Nam Á vào năm 2008 và năm 2018.
=> Đây là hoạt động biểu hiện cho sự hợp tác về văn hóa - thể thao giữa các nước ASEAN