Bài 2: Thực hiện pháp luật
Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Pháp luật đi vào đời sống nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự như thế nào với quy định của pháp luật?
Pháp luật đi vào đời sống nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
Nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?
Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên trong cuộc sống, với sự tham gia của cá nhân, tổ chức và Nhà nước bao gồm bốn hình thức: Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật
Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức
Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức
Tuân thủ pháp luật là các nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật có chủ thể thực hiện là cá nhân, tổ chức. Chủ thể thực hiện của áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức
Áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành.
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào sau đây?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật thuộc loại
Hành vi trái luật có thể là hành động – làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật, hoặc không hành động – không làm những viêc phải làm theo quy định của pháp luật.
Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng không nhằm mục đích nào sau đây?
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể chấm dứt hành vi trái pháp luật, buộc họ phải chịu những thiệt hại nhất định để trừng phạt, đồng thời răn đe, giáo dục những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại
Vi phạm pháp luật thường được chia thành 4 loại, và tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lí.
Căn cứ vào những yếu tố nào để phân chia các loại vi phạm pháp luật?
Căn cứ để phân chia: Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội
Có mấy loại trách nhiệm pháp lí?
Có bốn loại trách nhiệm pháp lí gồm trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật.
Người bị coi là tội phạm là người vi phạm pháp luật
Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm, được quy định tại Bộ luật Hình sự.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiệm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội lấy nguyên tắc nào là chủ yếu?
Việc xử lí người chưa thành niên (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội lấy nguyên tắc giáo dục là chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của ai?
Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tham gia vào các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.