Bài 15. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X)
Sách cánh diều
Nội dung nào không thuộc ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40?
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có những ý nghĩa to lớn sau:
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.
- Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
- Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.
=> Đáp án B: là ý nghĩa cuộc đấu tranh của Khúc Thừa Dụ ở thế kỉ X.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43) không mang ý nghĩa nào sau đây?
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) mang nhiều ý nghĩa:
- Thể hiện lòng yêu nước.
- Để lại bài học kinh nghiệm cho các cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn sau.
- Khẳng định vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.
=> Loại trừ đáp án A: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta (42 – 43) thất bại cũng đồng nghĩa chính quyền tự chủ Hai Bà Trưng lập ra trước đó cũng không thể giữ được nữa, nước ta lại tiếp tục là thuộc địa của phương Bắc.
Nhà Hán cho Lạc tướng cai trị các huyện đã tạo bất lợi gì cho chúng?
Theo chính sách cai trị người Hán, ở quận, huyện các Lạc tướng vẫn cai trị nhân dân như cũ. Chính sách này vô tình gây bất lợi cho nhà Hán. Bởi quận, huyện là khu vực khó cai quản, các Lạc tướng sẽ dễ dàng liên kết lại với nhau dựng cờ khởi nghĩa. Bằng chứng là Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương (cha của Trưng Trắc và Trưng Nhị) và Lạc tướng huyện Chu Diên (cha của Thi Sách) đã cùng nhau mưu việc lớn. Họ bí mật tìm cách liên lạc với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy.
Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị trướng ở khắp nơi thể hiện điều gì?
Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi thể hiện:
- Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.
- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
Cuộc nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 không xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 bao gồm:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.
+ Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.
- Nguyên nhân trực tiếp: Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
=> Loại trừ đáp án: B
Đền thờ Hai Bà Trưng đang được đặt ở tỉnh nào hiện nay?
Đền Hai Bà Trưng còn gọi là đền Hạ Lôi, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đền thờ Hai Bà Trưng được lập nên thể hiện sư biết ơn, kính trọng các vị anh hùng dân tộc đã chiến đấu, hi sinh trong lịch sử. Đây cũng là một truyền thống tốt đẹp của người Việt.