Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng & bảo vệ Tổ quốc
Tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc được gọi là
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc
Người công dân đối với tổ quốc thì phẩm chất nào là quan trọng nhất?
Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người công dân đối với tổ quốc
Truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác là
Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác.
Đâu là biểu hiện của lòng yêu nước?
Hoa tích cực ủng hộ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt” là hành động đẹp, thể hiện sự ủng hộ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
Hành động nào không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng tổ quốc?
Học sinh cần tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa – đạo đức truyền thống của dân tộc.
Hành động nào không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc?
Công dân cần tích cực tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Biểu hiện nào sau đây không nói về lòng yêu nước?
Yêu quý thần tượng nước ngoài không phải là biểu hiện của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất như yêu gia đình, yêu người thân, yêu những thành quả lao động do mình tạo ra…
Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về truyền thống yêu nước?
Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình.
Điều 64 Hiến pháp 2013 quy định: “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của
Điều 64 Hiến pháp 2013 quy định: “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.
Theo điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân nam ở độ tuổi nào dưới đây phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?
Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:
- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
- Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.
Theo Điều 30, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam là
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, điều 30 quy định về độ tuổi nhập ngũ được như sau: "Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Theo Điều 30, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, Trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm bao nhiêu tuổi?
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, điều 30 quy định về độ tuổi nhập ngũ được như sau: "Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Chị H đi du học tại Mỹ. Với kết quả học tập rất xuất sắc, được tạo điều kiện ở lại làm việc nhưng chị kiên quyết lựa chọn trở về nước với mong ước được cống hiến cho quê hương. Hành động của chị H là thể hiện
Dù có điều kiện để ở lại Mỹ làm việc nhưng chị H vẫn về nước để cống hiến cho quê hương, thể hiện chị H có lòng yêu nước sâu sắc.