• Lớp Học
  • Vật Lý
  • Mới nhất

Câu 16: Loại tế bào nào sau đây phải dùng kính hiển vi điện tử mới quan sát được? A. Tế bào da người. B. Tế bào trứng cá. C. Tế bào virut. D. Tế bào tép bưởi. Câu 17: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì? A. Tham gia trao đổi chất với môi trường B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màngh Câu 18: Thành phần nào dưới đây có thể ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? A. Lục lập B. Tế bào chất C.Lưới nội cất D. Nhân tế bào Câu 19: Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là? A. Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → mô B. Mô → tế bào → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể C. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể D. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → tế bào → mô Câu 20: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào? A. Màu sắc B. Số lượng tế bào tạo thành C. Kích thước D. Hình dạng Câu 21 : Cho các sinh vật sau: (1) Tảo lục (4) Tảo vòng (2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông (3) Con bướm Các sinh vật đa bào là? A. (1), (2), (5) B. (5), (3), (1) C. (1), (2), (5) D. (3), (4), (5) Câu 22 : Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào? A. Tế bào B. Cơ thể C. Cơ quan D. Mô Câu 23: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm? A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân Câu 24: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là? A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan Câu 25: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người? A. Não B. Phổi C. Tim D. Dạ dày Câu 26 : Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới Câu 27 : Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau. B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau. C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau. D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau. Câu 28 : Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn? A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến. B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh. C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người. D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng. Câu 29 : Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Câu 30: Vi khuẩn được cấu tạo bởi các thành phần chính nào? A. Vùng nhân, tế bào chất, màng tế bào, thành tế bào B. Nhân, màng tế bào, thành tế bào, roi, lông C. Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông, thành tế bào D. Nhân, roi, tế bào chất, màng sinh chất, lông

2 đáp án
20 lượt xem

Câu 1. Quá trình nào sau đây cần oxygen? A. Hô hấp. B. Quang hợp. C. Hoà tan. D. Nóng chảy. Câu 2: Các cây thép dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu, cống được sản suất từ loại nguyên liệu nào sau đây? A. Quặng bauxite B. Quặng đồng C. Quặng chứa phosphorus D. Quặng sắt Câu 3: Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm? A. Điều chỉnh bếp gas nhỏ lửa nhất B. Đập than vừa nhỏ, chẻ nhỏ củi C. Dùng quạt thổi vào bếp củi khi đang cháy. D. Cho nhiều than, củi vào trong bếp. Câu 4: Nhóm thức ăn nào dưới đây là dạng lương thực? A. Gạo, rau muống, khoai lang, thịt lợn B. Khoai tây, lúa mì, quả bí ngô, cà rốt C. Thịt bò, trứng gà, cá trôi, cải bắp D. Gạo, khoai lang, lúa mì, ngô nếp. Câu 5: Hỗn hợp là A. Dây đồng. B. Dây nhôm. C. Nước biển. D. Vòng bạc. Câu 6: Để tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng, ta dùng phương pháp tách chất nào sau đây? A. Cô cạn. B. Chiết. C. Chưng cất. D. Lọc. Câu 7: Hỗn hợp chất rắn nào dưới đây có thể tách riêng dễ dàng từng chất bằng cách khuấy vào nước rồi lọc? A. Muối ăn và cát. B. Đường và bột mì. C. Muối ăn và đường. D. Cát và mạt sắt. Câu 8: Chất A là chất lỏng không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Nếu có 2 lít hỗn hợp chất A và dung dịch muối ăn trong nước, nên dùng phương pháp nào dưới đây để tách hỗn hợp? A. Lọc. B. Bay hơi. C. Chưng cất. D. Dùng phễu chiết. Câu 9: Phương pháp để tách muối từ nước biển là A. chưng cất. B. chiết. C. bay hơi. D. để cho muối lắng xuống rồi gạn nước đi. Câu 10: Chất tinh khiết là A. nước đường. B. nước muối. C. nước chanh. D. nước cất. Câu 11: Dãy gồm các tính chất vật lí của chất? A. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi. B. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt. C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng. D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính ta Câu 12 : Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần: A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm C. Không xả rác bừa bãi B. Bảo vệ và trồng cây xanh D. Cả A, B, C Câu 13: Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào? A. Sinh trưởng B. Sinh sản C. Thay thế D. Chết Câu 14: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật B. Khiến cho sinh vật già đi C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể Câu 15: Tại sao nói “tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” A. Vì tế bào rất nhỏ bé. B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết. C. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản. D. Vì tế bào rất vững chắc.

2 đáp án
22 lượt xem