• Lớp 9
  • Sinh Học
  • Mới nhất
2 đáp án
51 lượt xem

pHẦN 1 1 Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? (I). Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện (II). Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch (III). Chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất (IV). Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ phục vụ cho phát triển kinh tế A: 2 B: 3 C: 4 D: 1 2 Bằng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các đặc điểm của cơ thể gốc? A: Công nghệ tế bào. B: Gây đột biến bằng tia tử ngoại. C: Gây đột biến bằng tia phóng xạ. D: Công nghệ gen. 3 Hoocmôn nào sau đây được dùng để trị bệnh đái tháo đường ở người? A: Ađrênalin. B: Glucagôn. C: Tirôxin. D: Insulin. 4 Có bao nhiêu dạng tài nguyên sau đây được xếp vào dạng tài nguyên tái sinh? (I). Tài nguyên đất. (II). Nước sạch. (III). Không khí sạch. (IV). Tài nguyên sinh vật. A: 4 B: 2 C: 1 D: 3 5 Tập hợp các cá thể sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A: Tập hợp các con rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách li nhau. B: Tập hợp các con ốc bươu vàngsống ở một ruộng lúa. C: Tập hợp các cây sống ở rừng Cúc Phương. D: Tập hợp các con bướm sống ở công viên Lênin. 6 Tác động của nhân tố sinh thái nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng tỉa cành tự nhiên ở các cây sống trong rừng? A: Độ ẩm. B: Nhiệt độ. C: Không khí. D: Ánh sáng. 7 Đặc điểm hình thái nào sau đây không phải là đặc điểm đặc trưng của những loài cây sống ở sa mạc? A: Lá hẹp hoặc biến thành gai. B: Mặt trên của lá có nhiều khí khổng. C: Thân và lá mọng nước. D: Rễ ăn sâu hoặc lan rộng để tìm nguồn nước. 8 Các loài ong có thể bay xa tổ hàng chục kilômet để kiếm mật hoa. Nhân tố nào sau đây giúp các loài ong này định hướng di chuyển trong không gian? A: Độ ẩm. B: Ánh sáng. C: Nhiệt độ. D: Không khí.

2 đáp án
34 lượt xem

17 Tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở những loài cây giao phấn, thế hệ sau thường có những biểu hiện nào sau đây? A: Khả năng chống chịu tốt với điều kiện của môi trường. B: Khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, bộc lộ những tính trạng tốt. C: Sức sống tăng cao, chiều cao và năng suất cao hơn thế hệ trước. D: Sức sống kém dần, sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ những tính trạng xấu. 18 Có bao nhiêu biện pháp sau đây của con người góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường? (I). Phục hồi và trồng rừng mới. (II). Bảo vệ các loài sinh vật. (III). Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. (IV). Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. A: 4 B: 1 C: 3 D: 2 19 Khi nói về mật độ quần thể, phát biểu nào sau đây sai? A: Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích. B: Mật độ quần thể chắc chắn sẽ tăng nhanh khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào. C: Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như lũ lụt, cháy rừng, dịch bệnh. D: Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. 20 Hai con hươu đực “đấu sừng” để tranh giành giao phối với một con hươu cái là biểu hiện của mối quan hệ nào sau đây? A: Hỗ trợ cùng loài. B: Cạnh tranh khác loài. C: Kí sinh cùng loài. D: Cạnh tranh cùng loài. 21 Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Các loài sinh vật phản ứng khác nhau trước nhiệt độ của môi trường. (II). Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt. (III). Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt. (IV). Nhiệt độ cơ thể tăng cao làm tăng tốc độ các quá trình sinh lí, có lợi cho động vật. A: 3 B: 2 C: 1 D: 4 22 Khi số lượng các thể của một quần thể động vật tăng quá cao, nguồn sống cạn kiệt, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt dẫn tới một nhóm cá thể phải tách ra khỏi quần thể thể. Sự xuất cư của nhóm cá thể này dẫn đến: (I). làm giảm mức độ sử dụng nguồn sống của quần thể. (II). làm giảm bớt mức độ ô nhiễm môi trường. (III). làm giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. (IV). giúp điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. Số phương án đúng là A: 1 B: 2 C: 4 D: 3 23 Khi nói về ô nhiễm môi trường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. (II). Ô nhiễm môi trường làm thay đổi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường. (III). Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người và các sinh vật khác. (IV). Ô nhiễm môi chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. A: 3 B: 1 C: 2 D: 4 24 Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng, ven hồ có đặc điểm nào sau đây? A: Phiến lá rộng, mô giậu phát triển. B: Phiến lá rộng, mô giậu kém phát triển. C: Phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển. D: Phiến lá hẹp, mô giậu phát triển. 25 Hiện tượng nào sau đây cho thấy nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến tập tính của động vật? A: Đi bộ ngoài trời vào trưa hè nắng nóng, cơ thể người sẽ toát nhiều mồ hôi. B: Thỏ sống ở vùng ôn đới có kích thước tai nhỏ hơn những cá thể cùng loài khi sống ở vùng nhiệt đới. C: Trước khi mùa đông về, nhiều loài chim di cư đến những nơi ấm áp để tránh mùa đông giá lạnh. D: Cừu sống ở vùng lạnh có lông dày hơn cừu sống ở vùng nóng.

2 đáp án
29 lượt xem