• Lớp 9
  • Sinh Học
  • Mới nhất

Câu 2: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi A. chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. B. chúng tạo ra nơi ở cho các sinh vật khác. C. chúng cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật khác. D. chúng cung cấp nơi ở cho các sinh vật khác Câu 3: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với A. tất cả các nhân tố sinh thái. B. nhân tố sinh thái hữu sinh. C. nhân tố sinh thái vô sinh. D. một nhân tố sinh thái nhất định. Câu 4: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã? A. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo B. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. C. Quần thể chim sẻ và quần thể chào mào. D. Quần thể cá chép và quần thể cá mè. Câu 5: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau A. Tất cả các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50 °C. B. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm sinh vật chịu nhiệt và sinh vật hằng nhiệt. C. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường. D. Các động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường Câu 6: Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thường có đặc điểm A. phiến lá mỏng, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển. B. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. C. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu phát triển. D. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển. Câu 7: Trong môi trường, các cá thể sinh vật được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái A. vô sinh ​B. hữu sinh C. vô cơ. ​D. hữu cơ. Câu 8: Quan sát một cây bưởi đang thời kì ra hoa, phát hiện thấy bọ xít hút nhựa cây, nhện căng tơ bắt bọ xít, tò vò đang bay săn nhện. Mối quan hệ sinh thái giữa nhện, bọ xít và tò vò thuộc quan hệ A. Kí sinh ​B. hội sinh. C. cộng sinh ​D. sinh vật này ăn sinh vật khác Câu 9: Hãy lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. B. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nguồn thức ăn nhanh chóng. C. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn. D. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng nguồn thức ăn. Câu 10: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ A. hội sinh ​B. cộng sinh C. ký sinh. ​D. cạnh tranh. Câu 11: Nhóm sinh vật nào dưới đây toàn là sinh vật biến nhiệt? A. Cỏ, Nấm, Ruồi, Chim sâu ​B. Cá Sấu, Rùa biển, Cá Voi C. Cây Hoa Hồng, Vi sinh vật, Tảo ​D. Nấm, Ếch, Cá Chép, Thỏ Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: Câu 12: Bản thân sinh vật cũng được coi là .................................. khi chúng là ......................., nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. Câu 13: Quan hệ cộng sinh là A. sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật cùng loài. B. sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật . C. sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. D. sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó. Câu 14: Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ? A. Số lượng cây mọc nhiều trong một diện tích nhỏ. B. Cây thiếu ánh sáng. C. Cây không lấy đủ dinh dưỡng. D. Cả 3 ý trên đều đúng Câu 15: Hãy điền từ đúng, sai vào các khẳng định sau: Ếch nhái là những sinh vật ưa khô còn thằn lằn là những sinh vật ưa ẩm. Ở các sinh vật cùng loài và khác loài có quan hệ hỗ trợ và quan hộ cạnh tranh Cây tầm gửi là loài thực vật cộng sinh Quan hệ giữa hổ và nai trong cùng một đồng cỏ là quan hệ cạnh tranh

1 đáp án
8 lượt xem
1 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
7 lượt xem