• Lớp 9
  • Địa Lý
  • Mới nhất
2 đáp án
27 lượt xem

2.Nguồn tài nguyên than, dầu, khí có vai trò đối với sự phát triển ngành công nghiệpTrình đọc Chân thực A. năng lượng, hoá chất. B. luyện kim màu, hoá chất. C. vật liệu xây dựng. D. cơ khí và luyện kim. 3.Nhóm dịch vụ tiêu dùng bao gồm A. giao thông vận tải, bưu chính viễn thông B. dịch vụ cá nhân và cộng đồng. C. tài chính, tín dụng, ngân hàng. D. giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. 4.Số lượng các tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Hồng là 6 10 8 12 5.Từ tây sang đông, địa hình các tỉnh Bắc Trung Bộ lần lượt là A. biển và hải đảo, đồng bằng, gò đồi, núi. B. núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo. C. các cao nguyên, biển và hải đảo. D. gò đồi, núi, biển đảo và đồng bằng. 6.Trong sản xuất lương thực, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có A. năng suất lúa cao nhất nước ta. B. diện tích lúa đứng thứ hai nước ta. C. bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước. D. lượng gạo xuất khẩu lớn thứ hai cả nước. 7.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết những tỉnh nào sau đây dẫn đầu về sản lượng khai thác thuỷ sản? (10 Điểm) A. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận. B. Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ. C. Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình. D. An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. 8.Thuận lợi lớn nhất về vị trí của đồng bằng sông Cửu Long là? A. Toàn bộ diện tích là đồng bằng B. Ba mặt giáp biển. C. Nằm ở cực Nam tổ quốc. D. Rộng lớn nhất cả nước. 9.Trung tâm lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long là A. thành phố Cần Thơ B. thành phố Mĩ Tho C. thành phố Cao Lãnh D. thành phố Cà Mau 10.Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta không bao gồm ngành nào sau đây? A. Khai thác, nuôi trồng chế biến hải sản. B. Giáo thông vận tải C. Khai thác và chế biến khoáng sản biển. D. Du lịch cộng đồng và văn hóa

2 đáp án
21 lượt xem
2 đáp án
27 lượt xem

Giúp mình với mình đang cần gấp Câu 1. Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vị trí liền kề phía nào của vùng Đông Nam Bộ? A. Tây. B. Nam. C. Bắc. D. Đông. Câu 2. Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. Tày, Nùng, Thái. B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na. C. Khơ me, Chăm, Hoa. D. Giáy, Dao, Mông. Câu 3. Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông A. Đồng Nai. B. Mê Công. C. Thái Bình. D. Sông Hồng. Câu 4.Loại đất nào tốt nhất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long ? A. Đất mặn. B. Đất phèn. C. Đất feralit. D. Đất phù sa ngọt. Câu 5. Vào màu khô, khó khăn lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. xâm nhập mặn . B. cháy rừng. C. triều cường. D. thiếu nước ngọt. Câu 6. Phương hướng chủ yếu hiện nay là ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. cải tạo đất phèn, đất mặn. B. chủ động chung sống với lũ. C. tăng cường công tác dự báo lũ. D. đầu tư cho các dự án thoát nước. Câu 7 .Thế mạnh của dân cư – lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là A. nguồn lao động dồi dào. B. có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. C. mặt bằng dân trí cao. D. thị trường tiêu thụ lớn. Câu 8. Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với Biển Đông ở phía A. đông nam . B. tây nam. C. tây bắc. D. đông bắc. Câu 9. Đâu không phải là thế mạnh về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long A. đồng bằng rộng ,đất phù sa châu thổ màu mỡ. B. khoáng sản đa dạng với trữ lượng lớn. C.khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào. D. biển ấm quanh năm, ngư trường rộng. Câu 10. Song song với phát triển kinh tế, Đồng bằng sông Cửu Long phải giải quyết vấn đề cơ bản nào sau đây? A. Nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị. B.Tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người. C. Hạ tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. D. Nâng cao tuổi thọ trung bình và giảm hộ nghèo

1 đáp án
100 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem
2 đáp án
36 lượt xem

Chợ nổi Cái Răng nằm trên địa bàn quận Cái Răng, phía hạ lưu sông Cần Thơ, cách cầu Cái răng khoảng 600m với diện tích mặt nước khá rộng lớn, có khoảng 300-400 ghe họp chợ mỗi ngày. Chợ nổi Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Hình thức chào hàng khá độc đáo ở chợ nổi Cái Răng là sử dụng hình thức treo bẹo. Người bán loại hàng nông sản nào thì treo loại hàng đó lên một cây sào trên ghe để chào hàng. Những loại hàng hóa được bày bán trên ghe, thường thì mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng. Trước mỗi ghe hàng, thường có một cây sào chống, trên đó treo loại mặt hàng mà ghe có. Những ghe như thế gọi là ghe bẹo. Và đây là những điểm đặc trưng đặc sắc của chợ nổi Cái Răng mà người ta thường gọi là “4 treo” Treo thứ nhất, hẳn nhiều người biết là lối rao hàng độc đáo, treo những thứ ghe thuyền có bán trên cây tre dài khoảng 3-5m gọi là cây bẹo. Người Cần Thơ gọi đó là “treo gì bán nấy”. Treo thứ hai, “treo mà không bán”. Đây cũng là điều khác lạ, hấp dẫn du khách đến với chợ nổi Cái Răng vì khi đến nơi này, họ được quan sát, tìm hiểu sinh hoạt, có khi đến vài thế hệ của những thương hồ sống trên ghe. Chỉ những gia đình với ghe thuyền chính là nhà mới có treo quần áo của trẻ con, người lớn như vậy. Treo thứ ba, chợ nổi có đồ “không treo mà bán”. Do chợ hoạt động từ nửa đêm về sáng nên người đi chợ không chỉ tìm mua trái cây, nông sản. Những chiếc thuyền nhỏ len lỏi phục vụ khách đi chợ và tham quan chở các mặt hàng ăn nhẹ, giải khát như bánh, phở, hủ tiếu, cà phê… góp phần tạo sự gần gũi và náo nức hơn cho khu chợ. Treo thứ tư, là hình thức “treo cái này nhưng bán cái khác” hay còn gọi là “bẹo lá bán ghe”. Nếu nhìn thấy trên cây bẹo không treo nông sản, trái cây mà treo một tấm lá lợp nhà hoặc tàu lá dừa thì người ta có thể mặc định hiểu ngay rằng chính chiếc ghe, xuồng có cắm cây bẹo là thứ mà chủ nhân muốn bán… a/ Người dân ở chợ nổi sử dụng hình thức gì để chào hàng? b/ Kể tên những hình thức chào hàng độc đáo của chợ nổi Cái Răng

2 đáp án
31 lượt xem

Dựa vào đoạn văn sau, hãy cho biết những tiềm năng về phát triển kinh tế biển của nước ta là gì? Tiềm năng nổi bật của kinh tế biển Việt Nam là nguồn tài nguyên dầu khí, trữ lượng ước tính khoảng 3,0-4,5 tỷ m3 quy dầu quy đổi, chủ yếu là khí (chiếm trên 50%) và tập trung chủ yếu ở thềm lục địa. Trữ lượng tài nguyên dầu khí đã phát hiện vào khoảng 1,365 tỷ m3 quy dầu, chiếm 30-35% tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí dự báo của Việt Nam, trong đó khí thiên nhiên chiếm trên một nửa. Các mỏ phát hiện dầu khí phân bố chủ yếu ở bốn bể là Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay – Thổ Chu; các bể còn lại là bể Tư Chính Vũng Mây và cụm bể Trường Sa và cụm bể Hoàng Sa chưa đủ số liệu để xác định chính xác diện tích bể cũng như các điểm khai thác. Trong số các mỏ đã phát hiện, mỏ Bạch Hổ ở bể Cửu Long được coi là lớn nhất với trữ lượng khoảng 340 triệu m3 quy dầu, tương đương khoảng 2,1 tỷ thùng, đóng góp vào 80% trữ lượng dầu khai thác hàng năm của Việt Nam. Không chỉ sở hữu trữ lượng dầu phong phú, Việt Nam còn có tiềm năng lớn về giao thông thủy. Vùng ven bờ nước ta có tổng số 48 vũng vịnh với tổng diện tích khoảng 4.000 km2, phân bố từ Bắc vào Nam, trong đó vùng Nam Trung Bộ có nhiều nhất (31 vũng, vịnh), chiếm 64,6% tổng số vũng vịnh cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Bộ (7 vũng vịnh), chiếm 14,6%, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ cùng có 5 vũng vịnh, chiếm 10,4%, còn vùng biển Nam Bộ không có vũng vịnh. Nhiều vũng vịnh tương đối sâu và kín, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu và cho việc trú ngụ của tàu thuyền. Về nguồn lợi hải sản, Việt Nam có mặt trong danh sách 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và danh sách 20 vùng biển có lợi ích kinh tế lớn nhất toàn cầu do hải sản đem lại. Đến nay ở vùng biển Việt Nam đã phát hiện được chừng 12.000 loài sinh vật với trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế; trữ lượng cá biển của toàn vùng khoảng 4,2 triệu tấn; sản lượng cho phép khai thác chừng 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh đó, biển Việt Nam còn nhiều nguồn lợi hải sản khác với khoảng 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50-60 nghìn tấn/năm, trong đó hải sản có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có các loài có giá trị kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60-70 nghìn tấn/năm)… Về du lịch và kinh tế hải đảo, với bờ biển dài 3260 km cùng hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ và hàng trăm bãi tắm cát trắng trải dài từ Bắc vào Nam, Việt Nam có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch biển, đảo, trong đó có những bãi, biển, vịnh đẹp nổi tiếng thế giới như Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh… Ngoài ra, còn nhiều khu vực biển có tiềm năng lớn đã và đang được đầu tư như: vịnh Hạ Long – Hải Phòng – Cát Bà; Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam; Vân Phong – Đại Lãnh – Nha Trang; Vũng Tàu – Long Hải – Côn Đảo; Phan Thiết – Mũi Né; Hà Tiên – Phú Quốc. Đặc biệt, Việt Nam sở hữu nhiều khu vực ven biển có rừng ngập mặn (rừng ngập mặn Cà Mau, rừng ngập mặn cần Giờ…) cùng nhiều làng nghề, lễ hội độc đáo nên tạo điều kiện rất tốt cho phát triển du lịch.

2 đáp án
25 lượt xem