• Lớp 8
  • GDCD
  • Mới nhất

Câu 1:Giữa tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động có mối quan hệ với nhau như thế nào? Câu 2:Em đã làm gì để góp phần xây dựng một nếp sống văn hóa tại nơi em ở? Câu 3: Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình ? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó ? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật ? Câu 4:Có ý kiến cho rằng:”Phải chọn bạn mà chơi”. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 5:Em hãy nêu một số câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn nói về tình bạn (lấy được ít nhất 4 câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn) Câu 6:Trong một lần, Lan và Hoa cùng đi du lịch ở Mĩ. Một người dân địa phương đã hỏi Lan:“Bạn đến từ nước nào?”.Lan trả lời:“Tôi đến từ Nhật Bản”.Hoa thắc mắc:“Chúng ta đến từ Việt Nam cơ mà, sao cậu lại nói với họ chúng ta đến từ Nhật Bản?”. Lan giải thích:“Ai cũng biết Nhật Bản là một nước giàu có, Việt Nam mình thì nghèo hơn. Mình nói đến từ Nhật Bản họ sẽ tôn trọng mình hơn”. - Em có đồng ý với quan điểm của bạn Lan hay không? Tại sao? - Nếu là Hoa thì em sẽ nói gì với Lan? Câu 7:Có ý kiến cho rằng:"Giữ chữ tín là biết giữ lời hứa". Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 8:Em hãy nêu một số câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn nói về giữ chữ tín (lấy được ít nhất 4 câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn) Câu 9:Toàn và Hòa đang tranh luận với nhau, Toàn nói "Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập, vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển, có kinh tế, khoa học kỹ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập". Trái lại, Hòa bảo:"Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập". - Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Tại sao? - Nếu là Hòa, thì em sẽ nói gì với Toàn? Giúp tôi

1 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem

Bài tập 1: N. là một học sinh lớp 8, con nhà giàu. Vì ham chơi, N. học ngày càng kém và số tiền bố mẹ cho không đủ cho N. tiêu xài. N. kiếm tiền bằng cách nói dối bố mẹ, nâng cao số tiền đóng học hằng tháng, nhất là tiền học thêm. Chỉ đến khi đi họp phụ huynh, bố mẹ N. mới biết sự thật. Từ đó, bố mẹ N không đưa tiền học cho N. nữa mà liên lạc trực tiếp với cô giáo. Bài tập 2: Dũng nhặt được một chiếc ví, bên trong có tiền và nhiều giấy tờ quan trọng mang tên Đỗ An Bình. Do cần tiền chơi game Dũng đã lấy hết tiền trong ví và vứt đi những giấy tờ đó. a. Theo em, Dũng hành động như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ? b. Nếu là bạn thân của Dũng, em sẽ góp ý cho Dũng như thế nào? Bài tập 3: An bị ốm phải nghỉ học. Mai hứa với cô giáo và các bạn là sẽ đến giúp An ghi bài ở lớp. Mai đã không thực hiện với lý do Mai đi học muộn, không kịp đến nhà An trước khi đến trường. a. Hãy nhận xét hành vi của Mai. b. Em sẽ khuyên Mai như thế nào? Bài tập 4: Tan trường, học sinh đỗ xe tràn xuống cả lòng đường, tập trung đứng thành hàng ba hàng bốn. Các bạn này không về ngay mà còn đợi nhau và trò chuyện nên trưa nào cũng gây nên cảnh tắc đường kéo dài. a. Theo em các bạn HS trong tình huống này vi phạm điều gì? b. Thanh niên xung kích của trường có thể có biện pháp gì để chấm dứt tình trạng trên?

2 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem

I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều phải xử sự theo quy định của pháp luật. Nếu vi phạm pháp pháp luật đều phải bị xử lý như nhau. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính công khai. B. Tính dân chủ. C. Tính qui phạm phổ biến. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 2: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là? A. Ủng hộ người nghèo. B. Đánh chửi cha mẹ. C. Dung túng cho kẻ giết người. D. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà. Câu 3: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là ? A. Tiết kiệm. B. Khiêm tốn. C. Tôn trọng lẽ phải. D. Lẽ phải. Câu 4: Pháp luật do chủ thể nào dưới đây ban hành? A. Do địa phương ban hành. B. Do cơ quan, tổ chức ban hành. C. Do cá nhân ban hành. D. Do nhà nước ban hành. Câu 5: Cá nhân chấp hành những qui định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi một cách A. tự giác. B. tự ý thức. C. ý thức. D. tuân thủ. Câu 6: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là ? A. Khiêm tốn. B. Công bằng. C. Trung thực. D. Lẽ phải. Câu 7: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua cử chỉ và A. cuộc sống, hành động. B. hành động, lời nói. C. lời nói. D. hành động. Câu 8: Câu nói : “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận” ( Descartes ) thể hiện đức tính gì ? A. Tôn trọng pháp luật B. Tôn trọng lẽ phải C. Liêm khiết D. Giữ chữ tín Câu 9: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân. D. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân. Câu 10: Tôn trọng người khác thể hiện điều gì? A. Thể hiện lối sống vô cảm. B. Thể hiện lối sống tiết kiệm. C. Thể hiện lối sống thực dụng. D. Thể hiện lối sống có văn hóa. Câu 11: Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi? A. Xỉ nhục người khác. B. Coi thường người khác. C. Không tôn trọng người khác. D. Tôn trọng người khác. Câu 12: Nhà bà D và bà G cải nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì? A. Đứng xem hai bà cãi nhau. B. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn. C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. D. Giúp bác D cãi nhau với bà G. I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều phải xử sự theo quy định của pháp luật. Nếu vi phạm pháp pháp luật đều phải bị xử lý như nhau. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính công khai. B. Tính dân chủ. C. Tính qui phạm phổ biến. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 2: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là? A. Ủng hộ người nghèo. B. Đánh chửi cha mẹ. C. Dung túng cho kẻ giết người. D. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà. Câu 3: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là ? A. Tiết kiệm. B. Khiêm tốn. C. Tôn trọng lẽ phải. D. Lẽ phải. Câu 4: Pháp luật do chủ thể nào dưới đây ban hành? A. Do địa phương ban hành. B. Do cơ quan, tổ chức ban hành. C. Do cá nhân ban hành. D. Do nhà nước ban hành. Câu 5: Cá nhân chấp hành những qui định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi một cách A. tự giác. B. tự ý thức. C. ý thức. D. tuân thủ. Câu 6: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là ? A. Khiêm tốn. B. Công bằng. C. Trung thực. D. Lẽ phải. Câu 7: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua cử chỉ và A. cuộc sống, hành động. B. hành động, lời nói. C. lời nói. D. hành động. Câu 8: Câu nói : “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận” ( Descartes ) thể hiện đức tính gì ? A. Tôn trọng pháp luật B. Tôn trọng lẽ phải C. Liêm khiết D. Giữ chữ tín Câu 9: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân. D. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân. Câu 10: Tôn trọng người khác thể hiện điều gì? A. Thể hiện lối sống vô cảm. B. Thể hiện lối sống tiết kiệm. C. Thể hiện lối sống thực dụng. D. Thể hiện lối sống có văn hóa. Câu 11: Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi? A. Xỉ nhục người khác. B. Coi thường người khác. C. Không tôn trọng người khác. D. Tôn trọng người khác. Câu 12: Nhà bà D và bà G cải nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì? A. Đứng xem hai bà cãi nhau. B. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn. C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. D. Giúp bác D cãi nhau với bà G. GIÚP MIK VS MN

2 đáp án
17 lượt xem