• Lớp 8
  • GDCD
  • Mới nhất
2 đáp án
21 lượt xem

Câu 1: Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được gọi là: A. Khiếu nại B. Tố cáo C. Kỉ luật D. Thanh tra Câu 2: Phát hiện công ty X nhiều lần xả nước thải và khí độc ra môi trường gần khu dân cư chúng ta cần làm gì? A. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng B. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng C. Mặc kệ coi như không biết D. Nhắc nhở công ty X Câu 3: Quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật được gọi là? A. Khiếu nại B. Tố cáo C. Kỉ luật D. Thanh tra Câu 4: Để đảm bảo quyền khiếu nại và tố cáo của công dân, nhà nước cần có trách nhiệm gì? A. Xử lí và truy tố đến tất cả các trường hợp bị khiếu nại tố cáo B. Công dân có thể sử dụng quyền tố cáo để vu khống người khác C. Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước và công dân D. Không bảo vệ người khiếu nại, tố cáo Câu 5: Người đi tố cáo cần có trách nhiệm: A. trình bày trung thực về nội dung tố cáo B. báo cáo vấn đề theo chủ quan của mình C. báo cáo vấn đề mình được nghe kể lại D. Đảm bảo lợi ích cho người mình thân Câu 6: Cơ quan nào có quyền ban hành, sửa đổi và bổ sung Hiến pháp? A. Chính Phủ B. Quốc hội C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao D. Tòa án nhân dân tối cao Câu 7: Từ năm 1945 đến nay nước ta đã ban hành và sửa đổi bao nhiêu bàn Hiến pháp? A. 5 bản Hiến pháp B. 4 bản Hiến pháp C. 3 bản Hiến pháp D. 2 bản Hiến pháp Câu 8: Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên mới có quyền góp ý vào Dự thảo Hiến pháp khi được trưng cầu ý kiến? A. 16 tuổi B. 18 tuổi C. 22 tuổi D. 30 tuổi Câu 9: Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013 là bản Hiến pháp được: A. sửa đổi và bổ sung B. làm mới C. sửa đổi D. bổ sung

2 đáp án
94 lượt xem
2 đáp án
24 lượt xem

Câu 1: Nếu tình cờ phát hiện người buôn bán ma túy, em sẽ: A. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị trả thù B. Bí mật theo dõi và ra tay bắt họ C. Báo ngay cho cha mẹ, thầy cô hay người có trách nhiệm biết D. Mặc kệ họ vì đó không phải là việc của mình Câu 2: Hậu quả nặng nề nhất đối với người bị nhiễm HIV/AIDS là: A. ảnh hưởng đến sự tự do B. ảnh hưởng đến tính mạng C. ảnh hưởng đến sức khỏe D. không còn niềm vui Câu 3: Hiện tượng "đánh bài ăn tiền" là: A. tệ nạn xã hội B. vi phạm nội qui C. hiện tượng bình thường của xã hội D. vi phạm qui định của cơ quan Câu 4: Biện pháp nào sau đây phòng, tránh các tệ nạn xã hội cho bản thân? A. Hiểu biết pháp luật B. Học hỏi ở các bạn C. Đi tham quan nhiều nơi D. Làm bất cứ điều gì để thoát nghèo Câu 5: Học sinh làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Kết thân thật nhiều bạn B. Thường xuyên đi tham quan, du lịch C. Biết giữ mình, sống giản dị D. Ai làm gì thì mình làm theo Câu 6: Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào? A. Cảnh cáo B. Nhắc nhở C. Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm D. Cắt chức Câu 7: Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy là: A. Ngày 4 tháng 10 B. Ngày 14 tháng 4 C. Ngày 14 tháng 10 D. Ngày 10 tháng 4 Câu 8: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột là: A. Vũ khí B. Chất độc hại C. Chất thải D. Chất nổ Câu 9: Việc làm nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận? A. Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội B. Tuyên truyền đoàn kết trong nhân dân C. Đưa thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác D. Tuyên truyền cho nhân dân không mê tín dị đoan Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng với quyền tự do ngôn luận? A. Là quyền của công dân phê phán những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước B. Là quyền của công dân tố cáo trước cơ quan nhà nước về những tệ nạn xã hội C. Là quyền của công dân được tự do nói lên suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc D. Là quyền của công dân đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội Câu 11: Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận? A. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả B. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội C. Cãi nhau, lăng mạ, xúc phạm nhau trên Facebook D. Trao đổi thông tin không đúng về người khác Câu 12: Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức và cá nhân gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước thì họ có quyền: A. Khiếu nại B. Tố cáo C. Kiến nghị D. Yêu cầu Câu 13: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây? A. Bài kiểm tra bị cộng nhầm điểm B. Vi phạm nội qui bị nhà trường kỷ luật C. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích D. Phát hiện người có hành vi cướp đoạt tài sản Câu 14: Công dân thực hiện quyền khiếu nại cần: A. nắm vững qui định của cơ quan B. tích cực năng động, sáng tạo C. nắm vững điểm yếu của đối phương D. trung thực, khách quan, thận trọng Câu 15: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về quyền tự do ngôn luận? A. Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng C. Học ăn, học nói, học gói, học mở D. Giàu vì bạn, sang vì vợ Câu 16: Biểu hiện nào sau đây là quyền tự do ngôn luận? A. Viết đơn yêu cầu bồi thường giải tỏa B. Tố cáo hành vi trộm cắp tài sản của Nhà nước C. Góp ý kiến dự thảo Luật, dự thảo Hiến pháp D. Lắng nghe ý kiến của công dân Câu 17: Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Từ đủ 13 tuổi B. Từ đủ 14 tuổi C. Từ đủ 15 tuổi D. Từ đủ 16 tuổi Câu 18: Em đồng ý với ý kiến nào về quyền tự do ngôn luận trong các buổi sinh hoạt lớp? A. Học sinh không cần đóng góp ý kiến B. Chỉ có phụ huynh mới được đóng góp ý kiến C. Học sinh được phép góp ý và đóng góp ý kiến D. Chỉ có ban cán sự lớp mới được đóng góp ý kiến Câu 19: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây? A. Bị nhà trường kỉ luật oan B. Điểm bài thi của mình thấp hơn của bạn C. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích D. Phát hiện người khác có hành vi cướp đoạt tài sản của Nhà nước Câu 20: Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền: A. quan trọng của mỗi tổ chức cá nhân B. cơ bản của công dân C. quan trọng nhất của công dân D. được pháp luật qui định

2 đáp án
18 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem
2 đáp án
30 lượt xem

Câu 1. So sánh sự khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo. Câu 2. Là con một trong gia đình Quân được cha mẹ nuông chiều từ nhỏ. Từ khi học lớp 6, mỗi khi Quân xin tiền tiêu sài cha mẹ đều đáp ứng ngay mà không cần biết Quân dùng số tiền đó vào việc gì. Bị bạn xấu rủ rê, Quân đã sa vào tệ nạn tiêm chích ma túy, đến khi trở thành con nghiện thì cha mẹ mới biết. Hỏi: a) Nguyên nhân nào Quân nghiện ma túy? b) Cha mẹ và con cái có trách nhiệm gì trong việc phòng chống tệ nạn ma túy? c) Vận dụng kiến thức đã học và sự hiểu biết của em, hãy viết đoạn văn (khoảng 8 -10 dòng ) nói về tác hại của ma túy. Câu 3. Do thời tiết nắng nóng 39 - 40 độ mà lại chờ đèn đỏ hơn 90 giây nên bà Năm đi xe gắn máy - đã vượt đèn đỏ đi tiếp và bị cảnh sát giao thông bắt, xử phạt. Hỏi : a) Bà Năm bị bắt và bị xử phạt về lỗi gì? Với các lỗi đó Bà Năm sẽ bị xử phạt như thế nào? b) Pháp luật là gì? Pháp luật nước ta có đặc điểm gì? Câu 4. Do cần tiền chơi điện tử, Thái (13 tuổi ) đã bán chiếc xe đạp Nhật mà cha mua cho để đi học với giá 1,5 triệu đồng cho ông Minh (thợ sửa xe đạp ở gần nhà). Khi phát hiện con không đi xe đạp về nhà, sau nhiều lần tra hỏi, cha Thái mới biết việc mua bán đó. Cha của Thái đã tìm gặp ông Minh đề nghị được chuộc lại chiếc xe và hoàn trả ông 1,5 triệu đồng nhưng ông Minh không đồng ý vì cho rằng việc mua bán giữa ông và Thái là hoàn toàn tự nguyện, ông không có trách nhiệm phải trả lại chiếc xe. Hai bên lời qua tiếng lại không ai nhường ai. Hỏi: a) Hãy nhận xét việc làm của Thái ? b) Ông Minh – thợ sửa xe - có trách nhiệm gì trong trường hợp này? Câu 5. Em sẽ làm gì nếu như gần nơi em ở bị bốc cháy? (Nêu 4 việc cần làm và 1 lưu ý) Câu 6. Khi thực hiện quyền tố cáo công dân cần lưu ý các điều nào? Em hiểu như thế nào về các lưu ý đó? Câu 7. Khi phát hiện đám cháy việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là gì? Câu 8. Theo em, người tố cáo có nghĩa vụ gì? Hết

2 đáp án
37 lượt xem
2 đáp án
27 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem