• Lớp 6
  • Vật Lý
  • Mới nhất
2 đáp án
36 lượt xem

Bài 1: Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả đo diện tích: 104 cm2 . Bạn ấy đã dùng thước có ĐCNN bằng bao nhiêu? Bài 2: Trên một chuyến bay từ HN đến TP HCM, hành khách được thông báo máy bay đang ở độ cao 33 000 fut. Hãy tính giá trị của độ cao trên ra đơn vị mét. Bài 3: Trung bình mỗi người dân ở thành phố hiện nay tiêu thụ mỗi ngày hết 80 lít nước. Nếu mỗi gia đình có 4 người thì trong một tháng (30 ngày) sẽ tiêu thụ bao nhiêu mét khối nước ? Bài 4: Một hồ bơi có chiều rộng 4m, chiều dài 20m, chiều cao 1,5 m. Tính thể tích nước có thể chứa trong hồ bơi ? Bài 5: Hãy tìm cách đo thể tích của một giọt nước? Câu 6: Một hộ gia đình sử dụng nước máy, đường ống nước bị rò rỉ trung bình một giọt trong một giây; biết rằng thể tích của 40 giọt nước bằng 1 cm3. Hãy tính thể tích nước của gia đình bị rò rỉ trong một tháng (30 ngày) ? Câu 7: Gia đình bạn Minh có một số dụng cụ đo thể tích như sau: • Can 1 lít; can 0.5 lít • Bình chia độ 4 loại: 10 cm3; 5 cm3; 2 cm3; 1 cm3 Làm thế nào để có được các thể tích chất lỏng sau. a. 3 cm3; 19 cm3; 24 cm3; 73 cm3; 93 cm3 b. 1,39 lít; 4,257 lít. Câu 8: Người ta dùng bình chia độ để đo thể tích của viên đá và cái đinh ốc. Ban đầu thể tích chất lỏng trong bình là 55 cm3, sau khi thả viên đá vào thể tích chất lỏng dâng lên 88 cm3, tiếp tục thả cái đinh ốc thì mực chất lỏng trong bình là 97 cm3. Hãy tính thể tích của viên đá và của cái đinh ốc. Câu 9: Lấy 71 cm3 cát đổ vào 100 cm3 nước. Thể tích nước và cát trong bình là bao nhiêu ? giải thích tại sao? A. 171 cm3 B. Lớn hơn 171 cm3 C. Nhỏ hơn 171 cm3 Câu 10: Một quả bóng bàn nổi hoàn toàn trên mặt nước. E hãy tìm cách xác định thể tích quả bóng bàn bằng bình chia độ và bình tràn? Nhận xét và cách làm và những chú ý khi thực hành. Câu 11. Thể tích của một vật rắn không thấm nước có phụ thuộc hình dạng của vật không? Tại sao? Hãy đề xuất một phương án thí nghiệm chứng minh. Câu 12: Để đo khối lượng của một chất lỏng người ta dùng cân Robécvan và tiến hành theo hai bước sau: Bước 1: Đặt cốc lên đĩa bên phải, để cân nằm thăng bằng người ta phải đặt lên đĩa cân bên trái các quả cân có khối lượng 50g; 20g; 5g. Bước 2: Đổ chất lỏng vào trong cốc, cân bị lệch khỏi vị trí cân bằng. Để cân nằm cân bằng người ta thay quả cân 50g bằng quả cân 100g và đồng thời cho thêm quả cân 10g vào đĩa cân bên trái. Hãy tính khối lượng của chất lỏng? Câu 13: Trên đĩa cân Robécvan bên phải người ta đặt một bình chứa 100 cm3 nước và một bình chứa 100 cm3 rượu. Để cân nằm thăng bằng người ta phải đặt lên đĩa cân bên trái các quả cân có khối lượng tổng cộng là 320g. Trộn nước và rượu với nhau và đem cân hỗn hợp này ( bỏ qua khối lượng của các bình chứa). hãy nhận xét kết quả? và giải thích tại sao? A. m< 320g, V = 200 cm3 B. m = 320g, V = 200 cm3 C. m= 320g, V< 200 cm3 Bài 14: Người ta dùng thước thẳng để đo chiều dài của một vật, biết trên thước có 301 vạch chia, GHĐ của thước là 30cm. Một đầu của vật trùng với vạch số 0, đầu còn lại trùng với vạch 217 của thước. Hãy cho biết chiều dài của vật Bài 15: Cho một quả bóng bàn, 2 vỏ bao diêm, 1 băng giấy cỡ 3cm . 15cm, một thước nhựa dài khoảng 200mm. Hãy dùng các dụng cụ trên để đo đường kính và chu vi của quả bóng bàn. Bài 16: Khi thả một quả cam vào bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn ra một bình chia độ khác có GHĐ 300cm3, ĐCNN là 5cm3. Biết thể tích trong bình chia độ là 215 cm3. Thể tích nước tràn ra có phải thể tích quả cam không? Tại sao? Nếu phải hãy tính thể tích này. Bài 17: Người ta có 3 loại can: can 10 lit, can 8 lit, can 5 lit. Lúc đầu can thứ nhất chứa đầy nước, hỏi làm thế nào để can thứ nhất chỉ còn 7 lít nước?

1 đáp án
38 lượt xem
2 đáp án
65 lượt xem
2 đáp án
82 lượt xem
2 đáp án
47 lượt xem
2 đáp án
67 lượt xem

Câu 3. Dùng một chiếc cân có ĐCNN 0,1 kg để cân một số vật. Cách ghi kết quả nào dưới đây là không đúng? A. 3,0 kg B. 2,00 kg C. 6,5 kg D. 4 kg Câu 4: Hộp quả cân của một cân Roberval có: 1 quả 200g, 2 quả 100g, 1 quả 50g, 2 quả 20g, 1 quả 10 g, 1 quả 5g, 2 quả 2g và 1 quả 1 g. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân này. A. GHĐ 388 g và ĐCNN 1 g. B. GHĐ 391 g và ĐCNN 1 g. C. GHĐ 400 g và ĐCNN 5 g. D. GHĐ 400 g và ĐCNN 1 g. Câu 5: Một HS dùng cân Roberval để đo khối lượng của quyền vở và thu được kết quả 63g. Theo em, quả cân có khối lượng nhỏ nhất trong hợp quả cân của cần này là bao nhiêu? A. 2g. B. 1g. C. 5g. D. 0,1g. Câu 11: Để cân 1 kg đường, em sẽ chọn chiếc cân có ĐCNN và GHĐ là bao nhiêu? A. Cân có ĐCNN 100 g và GHĐ 10 kg. B. Cân có ĐCNN 1 kg và GHĐ 100 kg. C. Cân có ĐCNN 10 g và GHĐ 10 kg. D. Cân có ĐCNN 1 g và GHĐ 1 kg. Câu 15: Một chỉ vàng có khối lượng 3,75g. Hỏi một lượng vàng có khối lượng bằng bao nhiêu? A. 37,5g. B. 75g. C.375g. D. 450g Câu 18: Để đo khối lượng của đường để làm 1 ly trà tắc có thể tích 330ml em nên sử dụng cân nào? A. Cân tạ. B. Cân tiểu li. C. Cân y tế. D. Cân đồng hồ. Câu 19: Trong cân Roberval, vì thước cân và con mã liên hệ với một bên đĩa cân nhất định, nên bắt buộc phải đặt các quả cân lên đĩa cân này; còn vật đem cân phải đặt lên đĩa cân bên kia. Một người sử dụng cân Roberval để cân một vật. Người ấy đặt nhầm vật đem cân lên đĩa của các quả cân; còn các quả cân lại đặt lên đĩa bên kia Cân thăng bằng, tổng khối lượng các quả cân để lên đĩa cân là 210 g; con mã ở vị trí số 8; ĐCNN của cân là 1 g. Tính khối lượng của vật đem cân. Câu 20: Hãy sắp xếp thứ tự các câu ở cột bên phải để được thứ tự đúng mà ta sẽ thực hiện lần lượt khi đo khối lượng của một vật bằng cân đồng hồ. Thứ tự bước Nội dung các bước Bước ….. Quan sát chính xác số chỉ của kim cân. Bước ….. Chọn cân có ĐCNN và GHĐ phù hợp. Bước ….. Ước lượng độ lớn của khối lượng vật cần đem cân. Bước 2 Nếu khi chưa cân mà kim lệch khỏi số 0 thì phải vặn nút điều chỉnh kim về đúng vị trí số 0. Bước 1 Quan sát xem khi chưa cân, kim cân có chỉ số 0 hay không. Bước ….. Ghi kết quả với số thập phân hợp lí. Bước ... Đặt vật cần đo lên đĩa cân ANH CHỊ LÀM ĐƯỢC CÂU NÀO LÀM CÂU ĐÓ KHÔNG CẦN LÀM HẾT Ạ.EM HỨA SẼ CÁM ƠN VÀ CHO 5 SAO Ạ🙏🏻🙏🏻🙏🏻🙏🏻

2 đáp án
86 lượt xem
2 đáp án
78 lượt xem