• Lớp 4
  • Môn Học
  • Mới nhất

Ý CHÍ NGƯỜI CHIẾN SĨ Trong một trận càn của giặc Pháp, anh Bẩm bị giặc bắt. Giặc dụ dỗ anh khai ra đồng chí của mình nhưng anh không nói nửa lời. Giặc quấn băng kín hai bàn tay anh rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. Hai bàn tay anh bị đốt đen thui, trơ xương và gân. Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống thuyền, chèo ra giữa sông, lần lượt quăng từng người xuống nước. May vì hai tay không bị xích, anh Bẩm cố sức ngoi lên. Một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống. Nước xoáy tít, hút anh xuống vực thẳm. Anh lại cố đem sức tàn ngoi lên. Cuối cùng, anh mệt lử, nhưng đã thoát khỏi vực sâu. Sáng hôm ấy, anh giạt vào một bãi cát. Đề phòng địch phát hiện, anh nấp sau một đống rạ lớn, đợi trời tối mới về làng. Tựa vào đống rạ, anh thiu thiu ngủ. Đang chập chờn, anh bỗng thấy một đàn quạ đen bay đến, kêu inh ỏi, lao vào người anh đòi rỉa đôi tay. Anh xua chúng đi, chúng càng lăn xả vào một cách dữ tợn. Anh đành nghiến răng, thọc sâu hai tay xuống cát. Đàn quạ không làm gì được, đành vỗ cánh bay đi. Bỗng anh thấy rát bỏng. Thì ra kiến lửa đang xúm vào đốt cả tay chân. Nước mắt chảy ròng ròng, nhưng sợ lộ, anh không dám ra khỏi đống rạ. Anh tự nhủ :“Nhất định phải sống để tiếp tục chiến đấu.” Trời nhá nhem tối, anh Bẩm đứng dậy. Để tránh địch, anh không dám đi trên đường cái mà lội quanh hết ruộng này đến ruộng khác để tìm đường về thôn nhà. Đứng trước cái lều con của mẹ, anh khẽ gọi : - U ơi! U! Có tiếng mẹ già hốt hoảng hỏi vọng ra. Anh run rẩy nói : - Con, Bẩm đây. U mở cửa cho con! Cánh liếp nâng lên. Mẹ già cầm ngọn đèn hiện ra. Anh giơ tay định ôm lấy mẹ, song đầu gối anh bủn rủn, mắt hoa lên, kiệt sức, anh ngã khuỵu dưới chân mẹ. Theo Nguyễn Huy Tưởng 3.Anh Bẩm bị giặc Pháp tra tấn dã man như thế nào? a – Quấn băng kín năm ngón tay rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. b – Quấn băng kín hai cánh tay rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. c – Quấn băng kín hai bàn tay rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. 4.Dù may mắn thoát chết, anh Bẩm còn phải vượt qua những thử thách gì? a – Đàn quạ đòi rỉa tay chân bị thương, kiến lửa xúm vào đốt khắp người. b – Đàn quạ đòi rỉa đôi tay bị thương, kiến lửa xúm vào đốt cả tay chân. c – Đàn quạ đòi rỉa cánh tay bị thương, kiến lửa xúm vào đòi đốt đôi chân. 5.Dòng nào nêu đúng 3 chi tiết trong truyện nói về ý chí của người chiến sĩ? a – Cố sức ngoi lên khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc hai tay bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết không ra khỏi đống rạ. b – Cố sức lặn xuống vực sâu; nghiến răng, thọc bàn tay bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì xúc động nhưng quyết không ra khỏi đống rạ. c – Cố sức lặn ra khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc cả tay chân bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết không ra khỏi đống rạ. 6.Câu chuyện ca ngợi điều gì ?

2 đáp án
1 lượt xem
2 đáp án
4 lượt xem
2 đáp án
2 lượt xem
2 đáp án
2 lượt xem
2 đáp án
1 lượt xem

Câu 1: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? * 1 điểm A. Miền Bắc B. Miền Nam C. Miền Trung D. Miền núi Câu 2: Trong bài, hương vị của sầu riêng mang nét đặc trưng gì? * 1 điểm A. Có người rất thích ngửi, cũng có người rất ghét mùi sầu riêng B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí C. Mùi thơm thoang thoảng như mùi tinh dầu xông thẳng vào mũi D. Mùi cay nồng như mùi khói bếp từ mái tranh nhà ai. Câu 3: Bài thơ "chợ Tết" là một bức tranh ở vùng: * 1 điểm A. Đồng bằng B. Miền núi C. Vùng biển D. Trung du Câu 4: Hình ảnh mặt trời được tác giả miêu tả như thế nào trong bài thơ Chợ Tết? * 1 điểm A. Làm duyên – núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son B. Nghịch ngợm nháy hoài trong ruộng lúa C. Làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm D. mặc yếm màu đỏ che môi cười lặng lẽ Câu 5: Ý nghĩa của bài Sầu riêng? * 1 điểm A. Hiểu được nguồn gốc hình thành cây sầu riêng B. Biết được rằng sầu riêng là thức quả rất phù hợp cho việc phát triển kinh tế. C. Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng. D. Biết được những thông tin quý giá về địa phương có truyền thống trồng sầu riêng. Câu 6: Ý nghĩa bài thơ Chợ Tết? * 1 điểm A. Bức tranh mùa xuân vui tươi, tràn đầy sức sống. B. Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của những người dân quê. C. Bức tranh chợ Tết miền Tây sông nước đầy sôi động cho thấy một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân quê. D. Bức tranh đầy màu sắc hoang sơ, heo hút của những con người sống ở vùng núi thưa thớt ít người qua lại Câu 7 : Trong câu kể : Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Có vị ngữ là: * 1 điểm A. Xanh vàng, hơi khép lại. B. Nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. C. Xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. D. Nhỏ xanh vàng, hơi khép lại. Câu 8 : Dòng nào dưới đây gồm những từ dùng để miêu tả vẻ đẹp bên trong của con người? * 1 điểm A. Thuỳ mị, hiền diệu, hiền hậu, dịu dàng, đằm thắm, nết na. B. Xinh đep, xinh tươi, xinh xinh, lộng lẫy, rực rỡ, thướt tha. C. Tươi đẹp, thơ mộng, huy hoàng, tráng lệ, sặc sỡ, mĩ lệ. Câu 9: Những từ ngữ sau: xinh xắn, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng có thể dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người. Nhận định trên đúng hay sai? * 1 điểm A. Đúng B. Sai C. Phân vân D. Không có câu trả lời Câu 10: Từ ngữ nào không thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người? * 1 điểm A. Nết na B. Chân thành C. Giả dối D. Trung thực

1 đáp án
3 lượt xem
1 đáp án
2 lượt xem
2 đáp án
1 lượt xem
2 đáp án
6 lượt xem
2 đáp án
3 lượt xem
2 đáp án
3 lượt xem
2 đáp án
2 lượt xem