• Lớp 12
  • GDCD
  • Mới nhất
2 đáp án
56 lượt xem
2 đáp án
55 lượt xem

Cao 6: Công dân bị xử lý hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy định, ràng buộc chung. Câu 16: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 17: Hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là A. trái pháp luật. B. vi phạm pháp luật. C. xâm phạm pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 18: Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là A. người ủy quyền được bảo mật. B. chủ thể đại diện phải ẩn danh. C. người vi phạm phải có lỗi. D. chủ thể làm chứng bị từ chối. Câu 19: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm A : pháp lí. B : hòa giải. C : liên đới. D : điều tra. Câu 20: Giáo dục, răn đe người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích của A : vận dụng pháp luật. B : giáo dục pháp luật. C : thực hiện pháp luật. D : trách nhiệm pháp lí. Câu 21: Theo quy định của pháp luật, vi phạm hình sự là hành vi A : ảnh hưởng quy tắc quản lí. B : nguy hiểm cho xã hội. C : thay đổi quan hệ công vụ. D : tác động quan hệ nhân thân. Câu 22: Người đạt đến độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra? A : Từ đủ 18 tuổi trở lên. B : Từ 18 tuổi trở lên. C : Từ đủ 16 tuổi trở lên. D : Từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 23: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các A : quan hệ tài sản và quan hệ gia đình. B : quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C : quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm. D : quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình. Câu 24: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc chủ yếu là A : đe dọa. B : giáo dục. C : trừng trị. D : trấn áp.

2 đáp án
95 lượt xem

Mọi người giúp em với ạ Em đang cần rất gấp ạ Em xin cảm ơn mọi người Câu 2: Thời gian gần đây, tính năng livestream trên MXH được người dùng sử dụng khá phổ biến vào các mục đích như: kinh doanh online, quảng bá hình ảnh cá nhân, “câu like”, “câu view”... Tuy nhiên, trong không ít livestream có những nội dung tiêu cực, phản cảm, phát ngôn gây thù hận, xúc phạm danh dự cá nhân. Đồng thời có không ít video liên quan đến bạo lực học đường, đánh ghen, chửi bới... đã phản ánh hiện tượng sai lệch khi sử dụng MXH của người dùng. Trước thực trạng trên Bộ TT&TT đã có Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17-6-2021 về việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên MXH. a. Em hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện trên? b. Cần làm gì để văn hoá trở thành nền tảng tinh thần của xã hội là nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển Câu 3: “COVID khiến cho ranh giới giữa cái sống và cái chết thật quá mong manh đề rồi trong mỗi chúng ta phải thay đổi suy nghĩ cần phải sống tử tế và mạnh mẽ hơn” Suy nghĩ của em về câu nói trên ? Câu 4: “Chiều 3/9, Phó Giám đốc tỉnh M cho biết, cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại thị trấn H để điều tra làm rõ hành vi gây tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong và 12 người bị thương. Theo báo cáo của ban An toàn giao thông tỉnh M, ngày 2/4/2020 tài xế Hiếu điều khiển xe containe mang BKS 62C-043.48 kéo theo rơmooc đang lưu thông trên đường bổng lao thẳng vào hàng loạt phương tiện giao thông đang dừng chờ đèn đỏ. Hậu quả làm ba người tử vong tại chỗ, một người tử vong tại bệnh viện, 12 người khác bị thương và hư hỏng 8 chiếc xe máy.” (Theo nguồn tin: Nhân Dân. Điện tử ngày 15/9/2020) 1. Em có nhận xét gì về hành vi của tài xế Hiếu? 2. Trong tình huống này, tài xế Hiếu phải chịu trách nhiệm như thế nào trước pháp luật?

1 đáp án
50 lượt xem
1 đáp án
54 lượt xem
2 đáp án
80 lượt xem
2 đáp án
50 lượt xem
2 đáp án
51 lượt xem