• Lớp 10
  • Địa Lý
  • Mới nhất
1 đáp án
51 lượt xem
2 đáp án
31 lượt xem
1 đáp án
33 lượt xem

Câu 21: “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào? A. Môi trường xích đạo ẩm. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường ôn đới. Câu 22: Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực nào trên Trái Đất? A. Nam Á, Đông Nam Á C. Tây Nam Á, Nam Á. B. Nam Á, Đông Á D. Bắc Á, Tây Phi. Câu 23: Hướng gió chính của gió mùa mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. Đông Bắc C. Tây Nam B. Đông Nam D. Tây Bắc. Câu 24: Hướng gió chính của gió mùa mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. Tây Nam. C. Đông Nam. B. Đông Bắc. D. Tây Bắc. Câu 25: Loại gió nào mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa? A. gió mùa Tây Nam. C. gió Tín phong. B. gió mùa Đông Bắc D. gió Đông Nam. Câu 26: Thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa? A. rừng cây rụng lá vào mùa khô. B. đồng cỏ cao nhiệt đới. C. rừng ngập mặn. D. rừng rậm xanh quanh năm. Câu 27: Cây lương thực đặc trưng ở môi trường nhiệt đới gió mùa? A. Cây lúa mì. C. Cây ngô. B. Cây lúa nước. D. Cây lúa mạch. Câu 28: Hạn chế của khí hậu nhiệt đới gió mùa là: A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. B. Đất đai dễ xói mòn, sạt lở. C. Thời tiết diễn biến thất thường. D. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa. Câu 29: Việt Nam nằm trong môi trường: A. Môi trường xích đạo ẩm B. Môi trường nhiệt đới gió mùa C. Môi trường nhiệt đới D. Môi trường ôn đới Câu 30: Khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do: A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa. B. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh. C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô. D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao. Câu 31: Đới nóng tập trung khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới? A. 50% B. 60% C.70% D. 80% Câu 32: Khu vực tập trung dân cư đông đúc ở đới nóng không phải là A. Đông Nam Á. C. Trung Phi. B. Nam Á. D. Đông Nam Bra-xin. Câu 33: Tài nguyên khoáng sản ở đới nóng nhanh chóng bị cạn kiệt. Nguyên nhân chủ yếu là do: A. Kinh tế phát triển. B. Khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu. C. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. D. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong ngước. Câu 34: Bùng nổ dân số ở đới nóng đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội là: A. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. B. Diện tích rừng suy giảm C. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. D. Nền kinh tế chậm phát triển. Câu 35: Châu lục nghèo đói nhất thế giới là: A. Châu Á. C. Châu Mĩ. B. Châu Phi. D. Châu đại dương. Câu 36: Phần lớn nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển, nguyên nhân sâu xa là do: A. Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. B. Trình độ lao động thấp. C. Nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm, dân số gia tăng nhanh. D. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở. Câu 37: Ở nước ta, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng (bốc mùi hôi thối, màu đen đục), nguyên nhân chủ yếu do: A. Chất thải sinh hoạt của dân cư đô thị. B. Hoạt động sản xuất nông nghiệp. C. Hoạt động dịch vụ du lịch. D. Hoạt động sản xuất công nghiệp. Câu 38: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là: A. Sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp. B. Điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế. C. Dân số đông và tăng nhanh. D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt. Câu 39: Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng? A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế. C. Nâng cao đời sống người dân. D. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị. Câu 40: Hiện nay, tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm nguyên nhân chủ yếu không phải do: A. Mở rộng diện tích đất canh tác. B. Nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên. C. Chiến tranh tàn phá. D. Con người khai thác quá mức.

2 đáp án
31 lượt xem
2 đáp án
32 lượt xem

Đây là quá trình nào trong tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Nêu những tác nhân hình thành nên nấm đá. ‘Đặc điểm độc đáo của sa mạc chính là sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này gây áp lực. lên các kiến trúc đá của khu vực, khiến chúng nứt vỡ ra. Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn nham thạch cô độc nhô lên như cây nấm đá, có hòn cao đến 10 m. Những khối nham thạch kỳ lạ này là do bị gió cát cọ sát, mài mòn ngày này qua ngày khác mà nên. Những hạt cát nhỏ bị gió cuốn lên rất cao, trong khi những hạt cát tương đối thô nặng thì chỉ bay là là gần mặt đất. Trong điều kiện tốc độ gió bình thường, hầu như toàn bộ sỏi đều tập trung ở tầm cao chưa tới 2 mét. Có người đã làm một thực nghiệm thú vị ở phần nam Đại sa mạc Takla Makan, thì thấy khi tốc độ gió là 5,7 m/giây thì có tới 39% sỏi chỉ bay tới độ cao dưới 10 cm, trong đó phần cực lớn hầu như bay sát mặt đất. Vì vậy khi gió cuốn sỏi cát bay qua, phần dưới tảng nham thạch cô lập bị rất nhiều hạt sỏi cát không ngừng mài mòn, phá hủy tương đối nhanh. Còn phần trên, vì gió mang theo tương đối ít sỏi cát nên sự mài mòn diễn ra chậm hơn. Ngày qua tháng lại, dần hình thành “nấm đá” có phần trên thô lớn, phần dưới nhỏ…”

2 đáp án
33 lượt xem
2 đáp án
34 lượt xem