Viết thư cho mình kể về 1 mâu thuẫn và cách xử lý. Nhớ viết hay và dài nha 5* và ctlhn cám ơn

1 câu trả lời

Từ nhỏ cho tới khi trưởng thành, con người ai cũng cần có một người bạn tri kỷ ở bên cạnh để chia sẻ những lúc vui, lúc buồn. Tuy nhiên cũng có lúc, mâu thuẫn sẽ xảy ra vì những lý do từ nhỏ cho đến lớn… và khiến cho mối quan hệ tưởng chừng vô cùng bền chặt lại tan vỡ chỉ vì từ lý do nhỏ nhất. Có thể là những lỗi lầm không thể tha thứ, cũng có thể chỉ vì quá mức tức giận vì điều nhỏ nhặt, cả hai đều không thể kiềm chế bản thân dẫn mối quan hệ đi vào bế tắc, và dần không gặp nhau nữa. Vậy làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn này ? Chúng ta hãy cũng tham khảo những ý kiến sau nhé:

1. Cùng gỡ bỏ cái ” tôi” của bản thân

Khi bạn bè cãi nhau, sau đó mối quan hệ bạn bè cùng rơi vào bế tắc thì mỗi người đều vì cái “tôi” của bản thân cả, không ai chịu giảng hòa, giải thích, không ai chịu chia sẻ, nhận lỗi dẫn đến mâu thuẫn giữa hai người có khi chỉ vì một sự việc rất nhỏ thôi mà dẫn đến bế tắc. Có thể từ việc người này quên không trả lời tin nhắn cho người kia, người này được nhắc bao lần để đồ đúng chỗ mà quên không để, người này đi chơi không rủ bạn,….

Chính vì vậy chúng ta cần gạt bỏ cái “tôi” của mình đi, có thể bản thân bạn giận người bạn của mình, có thể giận nhau một đến hai ngày, nhưng khi đó chúng ta cũng nên nghĩ rằng việc này có đáng để khiến cho tình bạn của bạn sứt mẻ hay không, có đáng để chúng ta không gặp nhau nữa hay không ? Sau đó hãy đưa ra quyết định, gạt bỏ cái “tôi” của bản thân để giảng hòa với người bạn của bạn, học cách lắng nghe, chia sẻ với người bạn của mình để giải quyết hiểu nhầm, giải quyết các khúc mắc mâu thuẫn trong tình bạn.

2. Kiềm chế cảm xúc

Khi xảy ra mâu thuẫn, là lúc chúng ta trải qua những cảm xúc uất ức, tức giận, và nếu không thể kiểm soát được những cảm xúc đó thì chắc chắn sẽ xảy ra những vụ cãi vã, to tiếng và thậm chí sẽ dẫn đến những hành động, lời nói mang hướng tiêu cực, sát thương kẻ khác không mong muốn. Vì vậy chúng ta cần học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân. Khi bạn và bạn thân tranh luận hay hiểu nhầm về vấn đề nào đó, đầu tiên chúng ta cần bình tĩnh lại, đi ra ngoài những chỗ không có người, hít một hơi thật sâu, hoặc tự giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách hét thật to, hay nghe nhạc… Sau đó, chúng ta lại quay lại tiếp tục tranh luận và nói chuyện với bạn mình, không chỉ tranh luận mà chúng ta cần học cách lắng nghe, đồng ý với những ý kiến hợp lý, chia sẻ và phân tích cho họ ý kiến của bản thân một cách bình tĩnh nhẹ nhàng. Như vậy, những xung đột sẽ dễ giải quyết hơn rất nhiều.

3. Không nói với người thứ ba

Khi xảy ra mâu thuẫn trong tình bạn, tất cả những cảm xúc tiêu cực chúng ta trải qua như tức giận, uất ức… cần phải giải tỏa những ra bên ngoài, mỗi người sẽ có cách giải quyết cảm xúc đó khác nhau nhưng có người lại giải quyết những cảm xúc đó bằng cách đi kể chuyện này cho người thứ ba biết. Tất nhiên đây không phải là ý hay vì khi nói với người thứ ba trong cảm xúc tức giận như vậy đồng nghĩa với việc bạn đang nói xấu bạn thân của mình với người khác. Người thứ ba sẽ cảm thấy bạn thân của bạn không tốt và kể cả bạn cũng thế khi nói xấu bạn mình. Hơn nữa vì cảm xúc lấn át nên chưa chắc bạn lúc đó đã đủ bình tĩnh suy nghĩ chắc chắn xem liệu người này có nói chuyện với người thứ tư, thứ năm hay không… Như vậy, khả năng việc mọi người biết hai bạn xảy ra bất hòa là điều dễ xảy ra, và từ việc này có thể khiến rạn nứt tình bạn giữa các bạn không bao giờ có thể hàn gắn được. Chính vì vậy, khi xảy ra mâu thuẫn trong tình bạn, hãy bình tĩnh giải quyết giữa hai người với nhau, không nên kể việc này cho người thứ ba biết để tránh khiến tình bạn giữa hai người đi đến tình trạng không thể hàn gắn được.

Kết luận

Mâu thuẫn trong tình bạn là vấn đề không thể tránh trong quan hệ bạn bè, điều quan trọng là chúng ta có thể có cách xử lý thích hợp, gỡ bỏ cái “tôi” của bản thân, giảng hòa với bạn bè. Kiềm chế cảm xúc của bản thân, học cách lắng nghe, chia sẻ với người bạn của mình để hai người có thể hiểu nhau nhiều hơn. Không bao giờ kể chuyện của bạn đối với người thứ ba vì điều đó khiến cho mâu thuẫn giữa các bạn càng trở nên căng thẳng và khó giảng hòa hơn. Đối với những xung đột trong quan hệ bạn bè thì cái mà chúng ta cần là biết lắng nghe, thấu hiểu, bình tĩnh để phân tích, giải quyết vấn đề, chủ động học cách xin lỗi, học cách chủ động trò chuyện giảng hòa với bạn của mình để mối quan hệ tình bạn càng lúc càng bền chặt, lâu dài làm bạn trải qua mọi chuyện của cuộc sống.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm