Việt Nam có bao nhiu tỉnh thành, kể tên, có j đặc trưng ở từng tỉnh thành (phong tục, văn hóa,...) Mk đag cần gấp, nhanh tay nhé
2 câu trả lời
Hiện nay Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương.
1. Lễ hội Lồng Tồng
Là lễ hội truyền thống đặc trưng của cộng đồng người Tày, được tổ chức thường niên vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa phương. Lễ hội là dịp để bà con khắp nơi cầu phúc lộc, mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm hạnh phúc. Nhiều trò chơi dân gian cổ truyền như ném còn, bịt mắt bắt dê, hát lượn… được tổ chức trong lễ hội này.
2. Lễ hội chùa Hương – Hà Nội (Mỹ Đức, Hà Tây cũ)
Mùa xuân đi trảy hội chùa Hương đã không còn xa lạ với nhiều người dân Việt Nam nói chung và người dân miền Bắc nói riêng. Khi hội chùa Hương không phải chỉ để đi lễ Phật, mà còn để thưởng ngoạn những cảnh đẹp của sông núi nơi đây, để cảm nhận những sự tuyệt vời đến bình yên của thiên nhiên mang lại cho mỗi chúng ta ở vùng đất này.
Lễ hội Chùa Hương hàng năm đều diễn ra từ 6 tháng Giêng cho đến hết tháng Ba âm lịch. Được đánh giá là một trong những lễ hội diễn ra trong thời gian dài nhất, thu hút đông đảo du khách đổ về đây đề đi lễ cầu tài, cầu lộc kết hợp với du lịch thưởng ngoạn.
3. Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh
Nhắc đến Yên Tử người ta lại nhớ đến câu: “Trăm năm tích đức tu hành – Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu” quả không sai. Đến Quảng Ninh, ngoài vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới, thì không thể không nhắc đến Thiền Viện Trúc Lâm – chốn linh thiêng mà bất cứ Phật tử nào cũng mong muốn được viếng thăm dù chỉ một lần.
Tương truyền, Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt xa xưa, là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Đến lễ hội chùa Yên Tử, du khách sẽ có cơ hội được thoát ra khỏi thế giới trần tục, để thực hiện cuộc hành hương tôn giáo độc đáo giữa chốn thiên nhiên hùng vĩ.
Hàng năm, lễ hội kéo dài từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch, thu hút nhiều du khách thập phương đến viếng Chùa vào mùa du lịch lễ hội tại Việt Nam.
4. Hội gò Đống Đa – Hà Nội
Là một lễ hội chiến thắng, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ những chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng áo vải trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nhiều trò chơi vui khỏe được tổ chức trong lễ hội để thể hiện tinh thần thượng võ. Đặc biệt, trò rước Rồng lửa Thăng Long được cho là độc đáo, ấn tượng nhất trong toàn lễ hội.
Hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 Tết tại khu vực gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
6. Lễ hội chùa Bái Đính – Ninh Bình
hoi chua bai dinh
Là một lễ hội xuân, lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư nổi tiếng, diễn ra từ ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3, lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức hàng năm tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Là một quần thể chùa lớn gồm cả quá khứ và hiện tại, lễ hội chùa Bái Đính được đánh giá là một lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam.
Vào mùa khai hội, hàng triệu phật tử trong cả nước cùng du khách thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Bái Đính, để cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước. Trẩy hội chùa Bái Đính không dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời – cảnh bụt, mà còn là ở sự tiếp xúc, hòa nhập giữa con người trước thiên nhiên rộng lớn một vùng.
9. Lễ hội Lim – Bắc Ninh
le hoi lim
Là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, lễ hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.
Qua nhiều năm, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa, đến nay người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào ngày 13 tháng Giêng trùng với hội chùa Lim. Vì vậy mà có hội Lim và đây cũng là một hội hàng tổng độc đáo của vùng.
10. Lễ hội đền Trần – Nam Định
Được gọi với tên khác là lễ Khai ấn đền Trần, lễ hội ở đền Trần diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được cử hành trang nghiêm cùng các lễ rước từ các đình, đền xung quanh tập trung lại và lễ tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương bao gồm 14 cô gái đồng trinh. Các phần hội của đền Trần với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú như diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ…
Lễ hội đền Trần cũng là dịp để mỗi người dân Nam Định nói riêng và người dân Việt Nam nói chung tự hào mỗi khi nhớ về cội nguồn và về các vị vua, tướng thời Trần.
11. Hội chùa Keo – Thái Bình
Là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam, chùa Keo nằm tại địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Gác chuông của chùa Keo cũng là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo hiếm có giữa màu xanh bạt ngàn của vùng quê lúa Thái Bình.
Lễ hội chùa Keo với tục thờ thiền sư Không Lộ, có sức cuốn hút mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp cư dân trong vùng ghé thăm. Lễ hội được tổ chức 2 kỳ trong năm: Hội xuân được tổ chức vào ngày 4 Tết Nguyên Đán còn Hội thu được tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9.
Ngoài lễ Phật, hội chùa Keo còn có các cuộc đua tài giải trí gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp như các trò thi bắt vịt, nấu cơm và ném pháo.