Viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) diễn tả cảm xúc của em về ngày khai giảng năm nay GIÚP MIK NHA Δ Δ

2 câu trả lời

$#Tham khảo *͛꒰ू ऀ•̥́◟◞•ૅू॰˳ऀ꒱ ͟͟͞ ̊ ̥ ̥$

Mỗi khi đến ngày khai trường lòng tôi lại lo lắng ,bồi hồi khó tả biết dường nào ! Sáng hôm nay , tôi đã thức giậy từ rất sớm đánh răng , rửa mặt ,...chuẩn bị cho ngày khai trường của mình . Bố tôi chở tôi trên chiếc xe máy của bố , Lòng tôi có cảm giác hưng phân vô cùng , tôi lại gặp được các bạn và được chơi đùa thỏa thích . Phong cảnh trên con đường đi học thật là đẹp . Những chú chim hót líu lo chào ngày mới . Các bạn học sinh đi trên đường trông ai cùng vui vẻ biết dường nào ! Đứng trước cổng trường THCS với chứa chan tình yêu thương vô bờ bến dành cho học sinh . Những chiếc ghế được xếp ngay ngắn trong sân trường , bên cạnh là những bàn học trang trọng dành cho các vị đại biểu . Một lúc sau , các bạn ổn định vị trí , cô giáo đại diện cho toàn thể thầy cô lên phát biểu . Ai ai cũng vô tay nồng nhiệt , dường như tôi không còn lo lắng nữa ! Buổi chào cơ khai giảng diễn ra vô cùng sôi động . Chúng tôi được xem biểu diễn văn nghệ và được nghe các thầy cô nói lên những ý kiến của mình . Đó là một kỉ đáng nhớ nhất trong ngày lễ khai trường của tôi !

                    $#Chúc bạn học tốt ↷٩(•̤̀ᵕ•̤́๑)ᵒᵏᵎᵎᵎᵎtự làm 100%$

                                  $@$ $We$ $are$ $one$

Khi mẹ em nhắc đến những ngày chào cờ thì bỗng dưng em lại nhớ đến ngày khai giảng năm học mới. Buổi tối hôm chủ nhật, em được mẹ báo cho một tin rất vui: “Ngày mai là ngày khai giảng năm học mới đó con”. Sau khi nghe tin này, em thấy rất vui nhưng cũng hơi hồi hộp. Và tối hôm ấy, em đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ để ngày mai đến trường và một bộ đồng phục mới gồm có áo và váy. Sáng hôm sau chính là ngày khai giảng, em dậy rất sớm đánh răng rửa mặt và ăn sáng. Sau đó bố em đưa em đến trường bằng xe máy. Khi vào cổng trường, em thấy có rất nhiều chùm bóng bay đủ màu sắc và có rất nhiều tấm giấy treo trên cây để trang trí. Các bạn và các anh chị đang xếp ghế để chuẩn bị cho buổi lễ. Buổi lễ đã bắt đầu, mở đầu là phần đón các em học sinh lớp 1. Từng lớp 1 đang tiến vào lễ đài, các em học sinh cầm những lá cờ đỏ tươi phấp phới trong ánh nắng vàng tươi. Tiếp đó là chào cờ, cô tổng phụ trách cho chúng em hát Quốc ca, Đội ca. Cô hiệu trưởng lên đọc diễn văn và đánh trống báo hiệu một năm học mới. Sau đó, chúng em được xem các tiết mục văn nghệ do các bạn trong đội văn nghệ của nhà trường biểu diễn. Kết thúc chương trình, cả trường đứng lên hát múa bài hát truyền thống của trường. Và em tự nhủ: “Mình phải chăm ngoan, học giỏi để các em noi gương theo”
Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thế hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn–nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

1 lượt xem
1 đáp án
10 giờ trước