viết một đoạn văn [10 câu] theo cách lập luận quy nạp là rõ tình cảm sâu lặng của bé thu trong đoạn trích"trong bữa cơm đó... sao mà mày cứng đầu quá vậy ,hả
2 câu trả lời
Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm, đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng Ba, hay khi hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống, cuối cùng khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị anh Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi thái quá, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người "cha chụp chung trong bức ảnh với má". Người cha ấy, không giống anh Sáu, không phải bởi thời gian đã làm anh Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm hiến dạng khuôn mặt anh Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thế biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sĩ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiều sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phỏng sau này.
Bé Thu bộc lộ tình yêu với cha trong truyện ngắn Chiếc lược ngà qua việc em đã không nhận ông Sáu- người đàn ông lạ mặt với vết thẹo là cha. Bé Thu tránh xa ông Sáu và thậm chí tỏ thái độ ghét bỏ. Cô bé với sự ương bướng ấy không làm bạn đọc ghét, giận ngay cả khi em hỗn với cha "Vô ăn cơm". Ta càng thấy tình cảm trong em, suy nghĩ trong em sao mà chân thành, tha thiết đến thế. Không nhận cha dù má có mắng, ông Sáu và mọi người khuyên ngăn, nịnh ngọt đủ điều. Người con chắc phải yêu cha mình lắm thì mới không bị tác động bởi mọi người và hoàn cảnh. Đồng thời, ta thấy ở đó sự cương quyết trong cô bé dù em rất nhỏ tuổi. Đến khi em nhận ra đó là cha nhờ lời giải thích của bà, cách thể hiện tình yêu của em càng làm ta thêm thương yêu, quý trọng. Tiếng gọi "Ba " của em được nhà văn so sánh như tiếng xé- đó là tiếng xé lòng, tiếng gọi kìm nén bấy lâu. Bé Thu nhận ra cha và em bộc lộ tình cảm của mình với cha đầy mãnh liệt, da diết. Những cái hôn khắp của em làm bạn đọc và tất cả mọi người đều phải xúc động. Nguyễn Quang Sáng đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện cùng với việc tạo nên những nút thắt trong câu chuyện để từ đó làm sáng lên câu chuyện tình cha con sâu nặng. Tóm lai, ở bé Thu, tình cảm của em với cha vô cùng sâu nặng, tha thiết
Tham khảo nhé