Viết đoạn văn ngắn (10 - 15 dòng) nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim
2 câu trả lời
Khổ thơ cuối khép lại bài thơ về tiểu đội xe không kính dã để lại trong lòng em những ấn tượng sâu sắc và ý chí quyết tâm giải phóng miền nam yêu thương :
" Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui , thùng xe có xước " .
Chiến tranh ngày một diễn ra khốc liệt , chiếc xe phải hứng chịu thêm những vết thương mới : không có kính nay xe mất đi đèn còn thùng xe và mui xe có vết xước . Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ lặp đi lặp lại 3 lần từ " Không có " và biện pháp tu từ liệt kê " kính , đèn , mui , thùng " làm tang lên sự biến dạng của chiếc xe và tăng thêm sự tàn phá khốc liệt cuả cuộc chiến tranh . Nó vừa là từ phủ định nhưng lại mạng tính khẳng định cho những nguy hiểm đối với tính mạnh của người lái xe và ranh giười giữa sự sống và cái chết càng gần hơn . Thế nhưng đối lập với những chiếc xe , người lính vẫn băng mình ra mặt trận với một ý chí quyết tâm :
" Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim " .
Phó từ " vẫn " chỉ sự tiếp diễn thể hiện ý chí quyết tâm của người lính , chỉ cần một trái tim mà thôi . Hình ảnh hoán dụ " một trái tim " cuối bài thơ kết hợp với phó từ " chỉ " nhấn mạnh lòng yêu nước , ý chí quyết tâm vượt qua mọi gian khổ để góp phần mang lại hòa bình cho đất nước . Dẫu xe ko có kính , ko có đèn , ... nhưng người lính lái xe có quyết tâm , ý chí bền vững thì sẽ vượt qua tất cả . Qua khổ thơ cuối cùng của bài thơ về tiểu đội xe không kính đã cho ta tháy được ý chí quyết tâm giải phóng miền nam của người chiến sĩ lái xe .
Bài này mình viết rùi nên bạn tham khảo nha .
Chào em, em tham khảo gợi ý:
Khổ thơ cuối "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", ý chí chiến đấu, tinh thần quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính lái xe Trường Sơn đã được nhà thơ Phạm Tiến Duật khắc họa thành công. Ở hai câu thơ đầu, hình ảnh chiếc xe không có kính được nhắc lại. Nghệ thuật liệt kê kết hợp với điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe không kính. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bề ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có “trái tim người lính”. Đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ của Phạm Tiến Duật. Những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái. Trái tim là hình ảnh hoán dụ hội tụ tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu Tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hình ảnh trái tim kết thúc bài thơ đã trở thành nhãn tự của cả bài, tỏa sáng vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.